Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Bố bảo con trai trước khi lấy vợ








Bố bảo lúc giận có thể cãi nhau nhưng đừng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cãi nhau không có nghĩa con dùng những lời lẽ xúc phạm dành cho người mà con sẽ đầu gối tay ấp cả cuộc đời . Cãi nhau có nghĩa là nói hết những gì trong lòng để 2 Vợ Chồng con hiễu lẫn nhau, thông cảm cho nhau, xóa đi hết mỏi hiểu lầm. Bản thân con còn chẳng hiểu được con, thế nên đừng mong người khác phải hiểu con khi con cứ giữ trong lòng.
Bố bảo cãi nhau với phụ nữ thì đừng có nói nhiều. Chỉ cần nói vừa đủ. Độ khuếch tán âm thanh của đàn ông chẳng bao giờ bằng phụ nữ. Một người vợ chân chính sẽ đủ tinh tế để biết khi nào cần nói, lúc nào nên im lặng - ngay cả trong khi nóng giận nhất.

Bố bảo nhìn vào chiếc giường là biết cuộc sống vợ chồng có hạnh phúc hay không. Dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, đừng mang chăn gối ra sofa ngủ, cũng đừng quay lưng vào người vợ của con, hãy ôm cô ấy vào bờ vai và khuôn ngực nóng hổi của con. Tất cả sẽ qua đi, chỉ tình yêu còn lại.

Bố bảo dù ở ngoài XH, con có là xe ôm, hay ông lớn, ông bé, thì về nhà con vẫn là trụ cột của gia đình.  Vợ con có thể là người phụ nữ rất đảm đang, cô ấy có thể đóng đinh, sửa ống nước hay tháo quạt trần, nhưng hãy làm việc đó – trừ khi con quá bận. Nó vừa thể hiện sự công bằng, vừa thể hiện sự chia sẻ vợ chồng.

Bố bảo con trai trước khi lấy vợ cưới ảnh minh họa chipchit

Bố bảo sau khi kết hôn sẽ hơn một lần con cảm thấy hối hận, thậm chí có mối quan hệ ngoài chồng ngoài vợ. Mỗi lần như vậy con hãy nhớ rằng : Người bồ hiện tại yêu con mười phần, người vợ hiện tại cũng đã từng yêu con mười phần, nhưng ( như một số blogradio đã nói)  khi bước vào hôn nhân, vai trò của phụ nữ càng trở nên phức tạp hơn, ngoài tình yêu họ còn có cả trách nhiệm. Vì vậy khi đã kết hôn, người ta sẽ không thể yêu con mười phần được nữa. Họ phải dành một phần trong số đó để yêu bố mẹ chồng, rồi lại một phần để yêu bố mẹ họ, còn thêm một phần nữa cho con cái. Và như thế, mười phần tình yêu khi bước qua hôn nhân chỉ còn lại bảy phần. Bằng cách này hay cách khác, 3 phần con mất đi từ người vợ  sẽ được nhận lại gấp đôi từ gia đình và con cái của con. Và một lí do nữa, người bồ sẽ chỉ đem lại cho con hạnh phúc nhất thời, còn người vợ sẽ đem lại cho con hạnh phúc bền vững. Thật tuyệt vời phải không?

Bố bảo thời kì mang thai là thời kì khó khăn nhất đối với người phụ nữ. Là bởi vì muốn có được thiên thần thì phải qua thời gian khổ cực. Chính vợ con là người đã gánh vác sự khổ cực đó để đem lại niềm vui cho cả nhà. Thế nên đừng thở dài khi thấy vợ con chẳng còn được vẻ đẹp thời thiếu nữ, hay cũng đừng tức giận khi con nằm cạnh vợ mà chẳng thể làm gì. Hãy cùng cô ấy cảm nhận niềm vui của những ông bố bà mẹ, chắc sẽ thú vị lắm.

Bố bảo chuyện mẹ chồng nàng dâu là chuyện muôn thuở, giống như bệnh tiền mãn kinh vậy. Thế nên con hãy là sợi dây kêt nối họ – hai người phụ nữ yêu con nhất trên đời. Đừng để mẹ cảm thấy bà đã mất con trai, và vợ con cảm thấy chồng mình là người nhu nhược. Như thế mới là đàn ông chân chính.
Bố bảo con trai trước khi lấy vợ cưới hoa cưới ảnh minh họa chipchit
Bố bảo rằng đừng tưởng người mẹ mới dạy dỗ được con. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thời gian người mẹ mang thai thì người cha mới là người ảnh hưởng lớn nhất đến tình cảm và sự phát triển của trẻ. Con có thể không là người bố tuyệt vời nhất thế giới, nhưng hãy là người bố tuyệt vời nhất trong lòng những đứa con.

Bố bảo ” Phụ nữ là để yêu, không phải để hiểu”. Nhưng nếu không hiểu, thì con chẳng thế yêu. Hãy hiểu họ bằng chính trái tim mộc mạc của con.

Bố bảo ” quá khứ là thứ đã qua, hiện tại mới là cuộc sống”. Nếu quá khứ của vợ con có lỗi lầm, đừng chấp nhặt, cũng đừng đay nghiến, vì đồng ý lấy vợ, là con đã chấp nhận tất cả những gì thuộc về cô ấy. Hãy khoan dung và độ lượng. Dù không nói ra nhưng chắc chắn, cô ấy sẽ yêu con đến suốt cuộc đời – một tình yêu bao gồm cả sự biết ơn và tôn trọng.

Và cuối cùng bố bảo, cuộc sống luôn thay đổi, hãy biết trân trọng từng ngày.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Không thấy ai cả



Ở nước Tề có anh chàng rất thèm kiếm được vàng. Một hôm, anh ta mặc áo quần, đội mũ tử tế đi đến chợ bán vàng, thừa lúc chủ hiệu sơ ý, anh ta quào hốt một số vàng bỏ túi rồi quay trở về, giữa đường bị quan tuần bắt lại. Quan hỏi anh ta:

- Mọi người ở đó, tại sao anh dám quào hốt cướp số vàng của người ta?

Anh chàng trả lời:

- Khi tôi thò tay quào hốt, thì trước mắt tôi chỉ thấy vàng, ngoài ra không còn thấy ai cả!

(chuyện ngụ ngôn sưu tầm)

Tình Thương, Giàu Sang và Thành Đạt



Một người phụ nữ vừa bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy có 3 cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi trên phiến đá ở trước sân nhà. Bà không quen biết họ, nhưng với con người tốt bụng, bà lên tiếng nói: "Tôi không quen biết các cụ nhưng chắc là các cụ đang đói bụng lắm, vậy xin mời các cụ vào nhà tôi dùng một chút gì cho ấm bụng nhé... ".

- Ông chủ có ở nhà không thưa bà.... Một cụ cất tiếng ái ngại hỏi.

- Dạ thưa không, nhà tôi đi làm chưa về. Người phụ nữ trả lời.

- Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của bà bây giờ được, bà ạ.

Đến chiều khi người chồng đi làm về, người phụ nữ kể lại chuyện cho chồng nghe. Nghe xong người chồng bảo vợ: "Vậy thì bây giờ em hãy ra mời ba cụ ông vào, nói với mấy cụ rằng anh đã về và muốn mời họ vào". Người vợ làm theo ý của chồng, bà bước ra sân mời cả ba cụ cùng vào.

- Rất tiếc thưa bà, cả ba chúng tôi không thể vào nhà bà cùng một lúc được. Họ đồng thanh đáp.

- Vì sao lại thế thưa các cụ.... Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.

Một cụ già bèn đứng dậy từ tốn giải thích:

- Cụ ông này tên là Giàu Sang, còn kia là cụ ông Thành Đạt, và còn lão già đây là Tình Thương. Bây giờ bà hãy vào nhà hỏi ông nhà xem sẽ mời ai trong ba lão chúng tôi vào nhà trước nhé. Người phụ nữ đi vào nhà và kể lại sự việc cho chồng.

- Ồ vậy thì tuyệt quá! Người chồng vui mừng nói.

- "Vậy thì tại sao chúng ta không mời cụ ông Giàu Sang vào trước. Cụ là điềm phước rồi đây, sẽ cho chúng ta nhiều tiền bạc của cải sung túc". Nhưng người vợ lại không đồng ý. "Nếu vậy thì tại sao chúng ta lại không mời cụ Thành Đạt vào trước chứ... Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể. " Hai vợ chồng cứ tranh cãi một lúc mà vẫn chưa đi đến quyết định.

Cô con gái nãy giờ đứng nghe yên lặng ở góc phòng bỗng lên tiếng nhỏ nhẹ: "Ba mẹ ạ, tại sao chúng ta không thử mời ông già Tình Thương vào nhà trước đi. Nhà mình khi ấy sẽ tràn ngập tình thương yêu ấm áp, và ông già sẽ cho gia đình chúng ta thật nhiều hạnh phúc. "

- "Có lẽ con gái mình nói đúng". Người chồng suy nghĩ rồi bảo vợ, "Vậy thì em hãy mau ra ngoài mời cụ Tình Thương vào trước đi vậy. "

Người phụ nữ ra ngoài và cất tiếng mời, "Gia đình chúng tôi xin hân hạnh mời cụ Tình Thương làm vị khách mời đầu tiên vào với gia đình của chúng tôi". Cụ già Tình Thương từ tốn đứng dậy và chầm chậm bước vào nhà. Nhưng hai cụ già kia cũng từ từ đứng dậy và bước theo cụ già Tình Thương...

Rất đỗi ngạc nhiên, người phụ nữ bước lại gần hai cụ Giàu Sang và Thành Đạt hỏi:

- "Tại sao hai cụ cũng cùng vào theo... Các cụ đã chẳng nói là cả ba cụ không thể vào nhà cùng một lúc sao". Khi ấy cả hai cụ cùng trả lời: "Nếu bà mời cụ Giàu Sang hay Thành Đạt tôi đây, thì chỉ một trong hai chúng tôi vào nhà được thôi, nhưng vì bà mời cụ ông Tình Thương, nên cả hai chúng tôi cũng sẽ vào theo. Bởi vì ở đâu có Tình Thương thì ở đó sẽ có Giàu Sang và Thành Đạt đó bà ạ".

(Sưu tầm)

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Ai là người quan trong nhất trong cuộc đời của bạn ? ????



Có khi nào bạn tự đặt ra câu hỏi " Ai là người quan trong nhất trong cuộc đời của bạn ??" Mời các bạn đọc và suy nghiệm có phải câu trả lời của người sinh viên này là đúng hay sai ...với mình ? Người quan trọng nhất trong cuộc đời. Chuyện xảy ra tại một trường đại học của Mỹ. Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,"Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?" Một nam sinh bước lên. Giáo sư nói, "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể dời bỏ". Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân... Giáo sư nói: "Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!" Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm. Giáo sư lại nói: "Em hãy xoá thêm một người nữa!". Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp. Giáo sư nói tiếp:"Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp..... Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba cái tên, bố mẹ, vợ, và con. Cả giảng đường im phăng phắc, mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi!! Giáo sư bình tĩnh nói tiếp: "Em hãy xóa thêm một tên nữa!" chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn....anh đưa viên phấn lên..... và gạch đi tên của bố mẹ! "Hãy gạch một cái tên nữa đi !", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai. chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai... Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ. Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi: "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó dời xa nhất?" Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời. Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:"Theo thời gian, cha mẹ sẽ là dời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành, cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!"

Bài học về lòng biết ơn







Ngày nọ, Jim - tên của cậu bé - sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem trái cây mà cậu rất thích; mạnh dạn tiến lại gần cửa ra vào, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.


Chỉ vài phút sau, một người nữ tiếp viên tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem trái cây ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người hầu bàn cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.

Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng xu (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng 1 xu được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi - Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho người phục vụ, như là một món quà biết ơn cho những người đã giúp cậu.

Những châm ngôn hay trong cuộc sống




1       Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng( Jepfecson).

2       "Trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống, đừng cố gắng trở thành một người thành công hay hạnh phúc, tốt hơn hãy trở thành một người có giá trị" (Albert Einstein).


3       Không nên bày tỏ những lo âu và thất bại của bạn cho những người bạn nghe. Tốt hơn hết nên kể với những kẻ thù của bạn - ít ra thì bạn cũng cung cấp cho họ những phút giây thoải mái, ngoài ra, bạn còn chắc rằng: họ sẽ dỏng tai lên mà nghe bằng hết những lời nói của bạn. (B.Sou)

4       Người có đạo đức thì luôn kính trọng các bậc đạo đức hơn mình. Người mà không biết kính trọng các bậc đạo đức thì phải biết rằng đạo đức của mình vẫn còn kém dở.


5       Thế giới này đầy ắp những đau khổ là do người ta chỉ biết sống cho mình, hướng về mình.

6       Đừng khóc vì nước mắt chỉ làm đấy thêm bể khổ, đừng cười vì ngạo mạn sẽ làm tan vỡ cả tương lai.


7       Nếu không biết cúi xuống để nhặt một cây kim thì đừng nghĩ rằng sau này sẽ làm được việc lớn; Nếu chưa thể tiết kiệm vài số điện ở bóng đèn, cái quạt trong nhà thì đừng nghĩ rằng sau này mình sẽ giàu.

8       Kẻ nào nghĩ mình là giỏi, thì biết rằng kẻ ấy vẫn còn quá ngu dốt. Người nào nghĩ mình vẫn còn kém cỏi mà vẫn không tự ti, luôn cố gắng thì đó là 1 suy nghĩ đúng.


9       Người kiêu mạn hay bị những tai nạn bất ngờ, càng kiêu mạn càng thêm đau khổ. Người khiêm hạ thường có nhiều niềm vui bất ngờ! Càng khiêm hạ bao nhiêu càng hạnh phúc bấy nhiêu.

10  Người không khoe khoang chưa biết họ tốt hay xấu nhưng là người có bản lĩnh, biết giấu kín thực lực của mình.


11  Đừng tiêu xài hết tiền bạn đang có, không nên muốn ngủ bao lâu thì ngủ.

12  Cuộc sống của chúng ta có lắm thăng trầm. Thăng vì đôi lúc chúng ta biết khiêm hạ nhưng trầm vì chúng ta còn mắc bệnh khoe khoang.


13  Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc. ( Platon).

14  Người hay nói dối thì không có việc xấu gì mà người đó không thể làm.


15  Khi khoe khoang điều hay thì những điều đang có sẽ mất, đang đến sẽ không đến nữa, việc đang làm sẽ không làm được và thường gặp nhiều rủi ro, bất trắc.

16  Biết đủ không nhục, biết dừng không nguy. Như thế có thể giữ được lâu dài.( Lão Tử).


17  Người nào hay bị kích động, người đó có một tinh thần yếu đuối. Người nào không bị kích động, người đó có một tinh thần mạnh mẽ.

18  Hãy khôn ngoan như rắn và hiền lành như chim bồ câu!


19  Hãy có thái độ không sợ hãi của một anh hùng và trái tim thương yêu của một trẻ thơ.

20  Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó.


21  Trên sân khấu chỉ có kẻ bại trận mới ngồi nói dai. Kẻ thắng trận đã mĩm cười bỏ đi mất với chiến lợi phẩm.

22  Can đảm không phải là dám chết mà là dám sống và làm ích lợi cho đời.


23  "Có nhiều điều kỳ diệu chợt đến trong cuộc sống, nhưng hầu hết những điều tuyệt vời trong đời là do ta thận trọng vun đắp, nỗ lực đeo đuổi hoặc đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ mới có được."

24  Người trí thì sự vui hay sự khổ không làm cho bồng bột hay suy sụp.


25  Con người ta giỏi lên phần nhiều nhờ lúc thực hành, chứ không phải lúc học.

26  Người không chịu sửa mình mà muốn có tiếng thơm để đời thì khác nào mặt xấu mà muốn có cái hình đẹp trong gương.


27  Người có trí tuệ càng cao thì càng thấy mình nhỏ bé.

28  Cổ nhân dạy: "Y nghĩa bất y ngữ". Nghĩa là chúng ta không nên bận tâm với những lời nói, những câu văn không có ý nghĩa gì cả. Thí dụ như có người nói chúng ta ngu như con bò, nếu chúng ta nổi giận, thì quả là chúng ta ngu thực rồi, còn gì nói nữa. Những câu nói vô nghĩa tương tự khó có thể làm động tâm những người cố gắng tìm hiểu đạo lý.


29  Cái gì cũng nói biết nghĩa là không biết gì cả( Tục ngữ Anh).

30  Ngu ngốc không phải là do thiếu kiến thức, không phải là do không muốn học mà do tin rằng đã biết hết tất cả. (Anita Joachim-Daniel).


31  Nếu không tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính bản thân mình thì không thể tìm được ở nơi nào khác( Agnes replier).

32  Nếu còn tin ở đất đai
Bao nhiêu gánh nặng trên vai cũng thường
Nếu còn là kẻ bất lương
Bao nhiêu bão tố mười phương đổ vào.

33  Chúng ta không yêu quý điều gì, thì điều đó sẽ rời khỏi tầm tay của chúng ta.

34  Chẳng gìn giữ hạnh nhỏ, tất lụy đến đức lớn.


35  Người vượt đèn đỏ là người đã có hành vi ăn cắp (thậm chí ăn cướp) quyền sử dụng đèn xanh của người khác.

36  Cố gắng là sức mạnh của tinh thần nhưng không phải tự nhiên mà có. Chúng ta phải rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Khi đã qua thời tuổi trẻ, chúng ta rất khó rèn luyện vì Ý chí sẽ không khởi được nữa. Bởi vậy, khi còn trẻ, nếu có được những cảnh khổ để rèn luyện, chúng ta nên xem đó là một diễm phúc của cuộc đời. Phần lớn những người có một thời tuổi trẻ sung sướng là những người không có ý chí, nghị lực. Những người ấy chưa biết cố gắng là gì nên rất dễ dàng chùn bước trước khó khăn hay gục ngã trước hoàn cảnh.


37  Người có tâm tự mãn, tự hào thầm kín giống như cái đĩa cạn, nước không thể rót được nhiều.

38  "Hạnh phúc là sự bình an của tâm hồn, không phải ở những trò vui giả tạo hay cuồng dại."


39  Không làm điều mình thích, Chỉ làm điều có ích!

40  Sự tôn trọng không đến từ công việc mà bạn đang làm, nó đến từ cái cách mà bạn đang làm công việc đó.


41  Người mà sống buông thả, bừa bãi, lười biếng là người có nội tâm không chặt chẽ được. Nội tâm cẩu thả, lười biếng là người không chiến thắng được bản thân. Ngay đến thói lười biếng, cẩu thả còn không chiến thắng được thì dĩ nhiên, phần nhiều ta biết rằng họ không chiến thắng được ngoại cảnh, những tác động từ bên ngoài, nói cách khác là dễ bị kích động.

42  Người không bị kích động là người có một nội tâm mạnh mẽ, trong những hoàn cảnh bất ngờ, những biến cố dữ dội vẫn giữ được sự bình tĩnh, sáng suốt không cuốn theo hoàn cảnh và không đau khổ.


43  Bạn có thể không thể lựa chọn được những gì xảy đến với mình nhưng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thái độ tích cực nhất để đối mặt với chúng.

44  Con người ta khi chưa thành danh, phải tập sống tiết tháo, theo khuôn mẫu, phép tắc, ước thúc bản thân vì sống bừa bãi, phóng dật thì sau này khó tiến bộ.


45  Người nào mà đạo đức không vững vàng thì khi gặp cơ hội rất dễ làm chuyện sai trái, lầm lỗi.

46  Khi ta chưa có địa vị, ai nói gì mình cũng nhịn được, nhưng có địa vị rồi, tâm lại trở nên hẹp hòi, cho nên được ca ngợi thì mình mới vui, ai xem thường thì mình khổ đau.


47  Sự cảm phục về người này chỉ xuất hiện trong tâm người kia nhưng có thể làm cho họ sung sướng khi biết người khác cảm phục mình.

48  Một người nghĩ mình giỏi, đôi khi là do họ tự nghĩ mình giỏi, chỉ là cảm xúc và đánh giá cá nhân, không hoàn toàn bởi sự công nhận của những người khác.


49  Thích nói ra những cái hay, cái tốt của mình cho người khác biết, đó là tâm lý thường tình của con người. Vì người ta nghĩ rằng, những điều đó làm cho họ tăng thêm giá trị và khiến người khác phải nể phục. Tâm lý thèm khát sự cảm phục của người khác là tâm lý rất mãnh liệt của con người.

50  Làm việc khó bắt đầu nơi chỗ dễ. Làm việc lớn bắt đầu nơi chỗ nhỏ". Chính vì săn sóc, chăm lo cho những điều nhỏ mà làm được những điều lớn bất ngờ. Bắt đầu từ những việc làm căn bản, nhỏ bé mà thiết thực. Giọt nước chảy lâu cũng làm thủng cối đá. Lỗ mọt nhỏ cũng có thể làm chìm thuyền. Điều thiện cũng như điều ác cũng đều nên được ý thức từ những điều rất nhỏ.


51  Nếu cái nhỏ gì cũng xem thường, để cho qua loa thì sẽ có ngày trở thành những cái khó lớn. Biết khó mà không xem thường thì có thể đối mặt với mọi hoàn cảnh mà không rơi vào sự lúng túng, dao động. Biết nhỏ thì có thể lấy mềm buộc chặt, lấy ít ngăn chế nhiều.

52  Người hiểu đạo trị luôn giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn.


53  Người tài không lộ tướng, lộ tướng thì không phải người tài! Người có bản lĩnh khác thường thì tính tình kín đáo, chẳng mấy ai nhìn ra được.

54  Người có thể tiến bộ thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được. Khi thấy mình là giỏi nhất thì không còn học hỏi được nữa( vì mình đã là nhất rồi). Khi xem xét sự vật, không được quên mặt đối lập của nó. Nghĩ đến cái hữu hạn thì đừng quên cái vô hạn.


55  Người không ham giàu thì nghèo không là nỗi khổ; không thương yêu thì xa nhau không tiếc nhớ; không ghét nhau thì gần nhau không bực bội; không tự ái thì bị nhục mạ không khó chịu; không cần danh vọng thì mất chức không là nỗi bận tâm.

56  Đừng bị kích động trong những trường hợp khẩn cấp. Hãy giữ đôi chân của bạn trên mặt đất.


57  Giới hạn việc vay mượn: Những người sống bằng tiền vay mượn và thẻ tín dụng sẽ không thể giàu được. Do đó không nên vay mượn một khoản tiền lớn để tiêu dùng hay đầu tư. Cũng không nên thế chấp. Nhiều người cứ tưởng mình quản lý được nợ nần nhưng lại khốn đốn vì chúng tốt nhất là chỉ mượn đến số tiền bạn có thể trả và hãy đầu tư bằng tiền tiết kiệm của chính mình.

58  Người ta buồn vì có vui (hết vui thì thấy buồn) và người ta vui vì có buồn (hết buồn thì thấy vui). Chỉ có những người thiết lập được sự bình an, tâm tư lắng đọng không bị cảnh bên ngoài chi phối, vượt lên sự buồn vui thường tình mới thực sự vững chải, an trú trong hạnh phúc và tịnh lạc.


59  Đối với những người nóng giận, nhìn thái độ biểu hiện bên ngoài, tưởng chừng những người hay giận dữ có một bản tính mạnh mẽ, nhưng thực chất, họ có một nội tâm yếu ớt. Vì tâm và thân vốn ngược nhau. Người có thân mạnh là người làm được nhiều việc, hăng hái, năng nổ nhưng tâm chưa hẳn đã mạnh. Tâm mạnh là tâm trầm tĩnh, không dễ dàng bị kích động.

60  Người sâu sắc thường biết mà tỏ ra không biết, đó là buông xả. Họ biết nhưng không cố chấp cái biết của mình, vẫn ưu ái, thương yêu mọi người. Nếu như các vị Thánh lúc nào cũng biết mà tỏ ra biết, chúng ta sẽ không bao giờ dám đến gần họ. Ở đây, biết mà như không biết, sâu sắc mà buông xả là xuất phát từ tâm từ bi, tâm thanh tịnh. Đó cũng là tế hạnh. Vì vậy, người chưa có tế hạnh, chưa kín đáo thường hay bộc lộ sự hiểu biết của mình trước mặt mọi người.


61  Ta phải sống khiêm hạ nhưng không hèn hạ, khúm núm. Khi gặp người khác, chúng ta luôn tôn trọng họ nhưng tuyệt đối không khúm núm, không có thái độ của một kẻ cầu cạnh vì đó là thái độ của người mất tư cách.

62  Người quân tử khi tai họa đến thì không sợ, khi phúc đến thì không mừng. (Khổng Tử).


63  Khi sống sung túc, phẩm hạnh lớn nhất là sự điều độ,
Khi gặp tai họa phẩm hạnh lớn nhất là kiên cường(Ba con ).

64  Sự trả thù là dấu hiệu của một tinh thần yếu ớt, bất lực không thể chịu đựng được những sự lăng mạ.( La Rochefoucaulol).

65  Ngưỡng cửa dẫn đến ngôi nhà khôn ngoan đó là sự tự hiểu mình còn ngu dốt
(Sưu tập )

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Bài học về lòng Kiên Nhẫn

Bài học về lòng Kiên Nhẫn
Đã bao giờ bạn quan sát loài chim
xem chúng kiên nhẫn thế nào trước khó khăn ?
Để hoàn thành chiếc tổ, nó phải mất rất nhiều ngày,
đôi khi nó phải đi kiếm cỏ rơm từ rất xa
Thế mà khi tổ chim đã sẵn sàng cho ngày đẻ trứng,
bỗng dưng khí hậu, con vật, hoặc con người
hất rơi xuống đất cái tổ mà nó đã bỏ ra bao công sức.
Chúng làm gì ? Kêu ca, than thở hay bỏ cuộc ?
Không đâu ! Nó lại tiếp tục xây tổ mới …
Bình tĩnh và thanh thản
Đôi khi, và cũng hay xảy ra,
một con thú, trẻ em hay bão tố…
lại phá tổ của nó lần nữa, thậm chí chẳng để lại gì.
Nó sẽ nhanh chóng làm tổ lần khác nữa,
Lại đi lượm rơm, cỏ, lá, xếp thành ổ.
Đặc biệt, khi tiến hành làm tổ, chim vẫn cất tiếng hót.
Chim luôn luôn hót khi làm tổ…..
Trong cuộc sống, bạn phản ứng thế nào
khi công việc hoàn cảnh không giống như mình mơ ước ?
Có khi nào bạn hô lên “đủ rồi, với tôi thế là quá lắm rồi.”
Bạn thấy mệt mỏi ? Bạn thấy phí thời gian vô ích ?
Bạn thấy mình bị phản bội ?
Mục đích bỗng rời xa ngay khi bạn gần chạm đến ?
Bạn hãy cố giữ vững niềm tin và hy vọng.
Đừng sợ, vì có khó khăn mới tỏ mặt anh hùng !
Hãy kiên tâm. Vì chẳng bao giờ là trễ để khởi sự lại.
Dù xảy ra chuyện gì đi nữa… Đừng bỏ cuộc, hãy tiến tới.
Cuộc sống là phải có thách đố, vậy hãy đón nhận nó.
Và nên nhớ, đừng bao giờ ngưng tiếng ca.
Chúc bạn một chuỗi ngày tốt đẹp.
(Sưu tập)

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Kinh Pháp Hoa với lời thệ nguyện "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ"

Kinh Pháp Hoa với lời thệ nguyện "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ"
Theo tinh thần của Đại Thừa Giáo thì lấy Bồ Tát Hạnh làm cao điểm, mà thuyết minh về Bồ Tát hạnh thì Kinh Pháp Hoa là Kinh tiêu biểu, là Kinh đúc kết nói lên bản hoài cao tột của Đức Phật trong sự ra đời và thuyết giáo của Ngài trong suốt 45 năm ở cõi Ta Bà.
Kinh Pháp Hoa diễn tả một chân lý sinh động qua các hạnh của các vị Bồ Tát. Đức Phật nhìn tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Và vì tất cả chúng sanh có Phật tánh cho nên tất cả việc làm thiện của chúng sanh dù là một việc thiện rất nhỏ cũng đưa đến sự giải thoát thành Phật, như trong phẩm Phương Tiện có câu: "Nhược nhơn tán loạn tâm, nhập ư tháp miếu trung, nhất xưng Nam Mô Phật, giai dĩ thành Phật đạo" (Nếu có người tâm tán loạn, đi vào trong tháp miếu Phật, xưng một tiếng Nam Mô Phật, đều được thành Phật đạo). Hoặc: "Nãi chí đồng tử hý, tụ sa vi Phật tháp, giai dĩ thành Phật đạo (Cho đến trẻ nhỏ chơi, nhóm cát làm tháp Phật, đều được thành Phật đạo).
Đó là những điều mà các thời giáo trước Phật chưa nói. Đến khi giảng Kinh Pháp Hoa Đức Phật mới đề cập đến. Bởi lẽ những việc thiện dù rất nhỏ cũng xuất phát từ Phật tánh, nếu như không có Phật tánh thì không thể có các việc thiện, và đã là xuất phát từ Phật tánh thì dù làm một việc thiện trong tán loạn tâm, nó cũng đưa đến quả thành Phật. Sau ngày thành đạo, Đức Phật thuyết giáo lý căn bản, Ngài muốn đưa tất cả chúng sanh đến giác ngộ như Phật, nhưng không thể đưa được, đó là trường hợp Ngài nói Kinh Hoa Nghiêm mà theo Ngài Thiên Thái Trí Giả cho Kinh ấy là Kinh Đức Phật giảng đầu tiên khi vừa thành đạo tại cội Bồ Đề, không mấy ai hiểu nổi. Và đó cũng là diễn tả ý nghĩa lời nói của Đức Phật khi vừa thành đạo tại cội Bồ Đề mà trong kinh Đại Niết Bàn thuộc Trường Bộ Kinh và Kinh Thỉnh Cầu thuộc Tương Ứng Bộ Kinh đều có ghi lại: "Pháp này do ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người có trí mới hiểu thấu, còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó thấy được tất cả hành là tịch tịnh, tất cả danh y được từ bỏ, ái được đoạn tận, ly dục, ái dục Niết bàn". Nên Đức Phật phải tùy theo căn cơ mà phương tiện thuyết ra Ba Thừa Giáo. Trong Ba Thừa Giáo này, mỗi thừa đều có nhân riêng, quả riêng, hạnh riêng. Thanh Văn thừa tu theo Thanh văn Thừa, Duyên Giác thì tu theo Duyên Giác Thừa, Bồ Tát thì tu theo Bồ Tát Thừa. Nhân của Thừa nào thì chứng quả của Thừa ấy, mỗi thừa riêng biệt pháp tu, riêng biệt quả chứng, không tương quan với nhau. Tiểu Thừa là Tiểu Thừa, Đại Thừa là Đại Thừa, không lẫn lộn được. Ngay như trong Kinh Bát Nhã, Kinh Hoa Nghiêm cũng có nói đến việc thọ ký cho người sẽ thành Phật, song chỉ thọ ký cho hàng Bồ Tát, còn hàng Thanh Văn, Duyên Giác thì tuyệt nhiên vô phần. Nhưng đến thời kỳ Kinh Pháp Hoa lại khác. Trong đây xác minh rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, như vậy tất cả chúng sanh đều trở thành Phật, dù cho họ tu theo Thanh Văn Thừa hay Duyên Giác Thừa. Vì Nhị Thừa giáo tuy là phương tiện, nhưng phương tiện không có nghĩa là vô giá trị, mà giá trị của nó là những chặng đường đưa đến cứu cánh giác ngộ. Ở đây đặc biệt nhấn mạnh đến quan điểm Đức Phật ra đời chỉ thuyết có một Phật thừa mà thôi, và chỉ có một Phật thừa đó mới đích thực, còn nói Tiểu Thừa, Đại Thừa đều chỉ là phương tiện nói ra. Nói ra theo căn cơ thấp cao của Phật thật có Tiểu có Đại. Danh từ Tiểu thừa, Đại Thừa ở trong Kinh Pháp Hoa bị coi nhẹ, không còn mang ý nghĩa đích thật, cố định như ở các Kinh Luận Đại Thừa khác.
Kinh Pháp Hoa có cái nhìn đặc biệt về Phật thân và Giáo pháp. Về Phật thân, Pháp Hoa nói đến cả Phật sanh thân và Phật pháp thân. Phật sanh thân là Đức Phật lịch sử có giới hạn trong không gian và thời gian, như Đức Thích Ca ra đời tại Ấn Độ. Còn Phật pháp thân là tánh pháp thân bất sanh bất diệt, châu biến pháp giới. Không có Phật pháp thân thì không có Phật sanh thân và nếu không có Phật sanh thân thì không bằng vào đâu hiển lộ Phật pháp thân. Phật pháp thân ví dụ như mặt trăng trên trời, còn Phật sanh thân ví dụ như ánh trăng dưới nước. Ánh trăng dưới nước nhờ trăng trên trời mà có, trăng trên trời nhờ ánh trăng dưới nước mà biểu lộ sự ứng dụng. Ánh trăng dưới nước tùy theo duyên của nước mà khi có khi không, còn mặt trăng trên trời thì không phải chịu sự có không theo nước. Đó là điểm đặc biệt khác với các kinh khác hoặc chỉ nói đến sanh thân, mà không nói đến pháp thân, hoặc chỉ nói đến pháp thân mà không nói đến sanh thân. Đức Phật Thích Ca đản sanh dưới cây Vô Ưu và thị tịch tại Ta-la song thọ, đó là Đức Phật sanh thân, là cái bóng của Đức Phật pháp thân vô lượng thọ. Bóng và hình khác nhau nhưng bóng và hình không hề rời nhau. Hiểu như vậy mới là cái hiểu toàn diện về Đức Phật. Đó là quan điểm về Phật thân trong Kinh Pháp Hoa. Còn quan điểm về toàn bộ giáo pháp Phật thì Kinh Pháp Hoa cũng là Kinh đặc biệt nêu lên cả quyền giáo và thật giáo. Quyền giáo là giáo pháp chưa rốt ráo. Quyền giáo tuy chưa rốt ráo nhưng không thể thiếu được. Thiếu quyền giáo thì không đưa ra được thật giáo, cho nên quyền giáo và thật giáo cũng đều là giáo pháp Phật giảng dạy chúng sanh khai ngộ. Trong Kinh Pháp Hoa không chấp quyền mà bỏ thật, cũng không chấp thật mà bỏ quyền.
Theo Ngài Thiên Thái Trí Giả, một vị học Phật rất uyên bác, tổ sáng lập ra Tông Thiên Thai với nhiều kiến giải mới lạ độc đáo về Phật pháp. Ngài đã ví toàn bộ giáo pháp Phật như một mặt trời chiếu sáng. Mặt trời tuy một, nhưng tùy thời điểm chiếu sáng khác nhau trên mỗi đối tượng khác nhau mà có tác dụng và hình thái khác nhau. Cũng như vậy, Phật pháp tuy một, nhưng tùy thời điểm Đức Phật thuyết giảng cho mỗi đối tượng khác nhau, nên thành ra như có những giáo pháp khác nhau. Theo đó Ngài Thiên Thái chia toàn bộ giáo pháp kinh điển Phật làm năm thời như sau:
Thời Hoa Nghiêm: Cũng gọi là thời "Nhật xuất tiên chiếu cao sơn." Sau khi thành đạo, Đức Phật thuyết Kinh Hoa Nghiêm đầu tiên cho hạng căn cơ bậc thượng, như mặt trời khi mới mọc trước tiên chiếu trên đỉnh núi cao.
Thời A Hàm: Cũng gọi là thời "Nhật thăng thứ chiếu hắc sơn." Tiếp thời Hoa Nghiêm, Đức Phật thuyết các kinh A Hàm cho căn cơ bậc trung và hạ, như mặt trời khi lên cao chiếu đến núi thấp.
Thời phương đẳng: Cũng gọi là thời "Nhật thăng chuyển chiếu cao nguyên." Đây là thời Đức Phật thuyết các kinh như Lăng Nghiêm, Lăng Già, Bảo Tích, Tư Ích, v.v. Như mặt trời khi càng lên cao chiếu lại vùng cao nguyên.
Thời Bát Nhã: Cũng gọi là thời "Nhật thăng phổ chiếu đại địa." Đây là thời Đức Phật thuyết kinh Đại Bát Nhã, như mặt trời khi lên cao nữa, chiếu khắp cả đại địa.
Thời Pháp Hoa Niết Bàn: Cũng gọi là thời "Nhật một hoàn chiếu cao sơn." Đây là thời Đức Phật thuyết các kinh Pháp Hoa, Niết Bàn. Như mặt trời khi sắp lặn chiếu ánh sáng trở lại trên đỉnh núi cao, giống như lúc mới mọc.
Lối chia toàn bộ kinh đỉển giáo pháp Phật theo năm thời trên đây, nếu căn cứ về thời gian thì không hợp lý, vì theo sự khảo cứu lịch sử đến nay không mấy người công nhận Đức Phật có thuyết kinh Hoa Nghiêm ngay khi mới thành đạo. Nhưng nếu đứng về mặt tư tưởng thì đây quả là điều không phải là vô căn cứ. Vì khi Đức Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm là thuyết về đạo lý duyên khởi, một đạo lý cao siêu, sâu kín mới lạ, chúng sanh ngơ ngác không ai hiểu thấu. Phải chăng điều này tương ứng chặt chẽ với lời Đức Phật nói khi mới thành đạo: "Pháp này do ta chứng được, thật là sâu kín khó thấy, v.v. ", như đã dẫn ở đoạn trước. Rồi từ đó Đức Phật mới phương tiện giảng lý Tứ Đế cho năm vị Tỳ kheo, tức là Ngài dạy giáo lý chủ yếu ghi trong các bộ A Hàm và Nikàya.
Giáo lý trong thời A Hàm chỉ chú trọng phá trừ ngã chấp, diệt tham ái, chứng Niết bàn, chứ chưa đề cập đến giáo lý phá trừ pháp chấp. Phải đợi đến thời nói kinh Bát Nhã mới chú trọng phá trừ luôn cả pháp chấp. Theo tinh thần Bát Nhã thì tất cả pháp vô luận hữu tình hay vô tình đều là không có thật tính, nghĩa là đều không có cá tính độc lập, đều là vô sở đắc. Nhưng vô sở đắc không có nghĩa là hư vô. Mà vì vô sở đắc mới là đắc, tức là đắc thành trí Đại Viên Cảnh, thành Phật. Tư tưởng này là tư tưởng trong kinh Pháp Hoa, Niết Bàn, cho nên thời Pháp Hoa, Niết bàn đặt để ở thời thứ năm sau hết là vì lý do ấy.
Đại Sư Cát Tạng, người sáng lập Tông Tam Luận, chia toàn bộ giáo pháp Phật làm ba pháp luận là: 1. Căn bản pháp luận, chỉ cho thời nói kinh Hoa Nghiêm. 2. Chi mạt pháp luận, chỉ cho thời nói kinh A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã và 3. Nhiếp mạt qui bản pháp luận, chỉ cho thời nói kinh Pháp Hoa Niết Bàn. Như vậy kinh Pháp Hoa cũng đặt ở vị trí cuối cùng cao tột hơn hết. Nhiếp mạt qui bản có nghĩa là gom tất cả giáo pháp phương tiện đưa về cứu cánh, gom ngọn trở về gốc. chữ Chuyển pháp luân theo chữ Pali là Dhamma Cakka Pavatana
Chuyển - Pavatana: Chuyển động, xây dựng, củng cố.
Pháp - Dhamma: Trí tuệ, chân lý, đạo
Luân - Cakka: Bánh xe, vương quốc.
Do những định nghĩa trên mà có người dịch là củng cố vương quốc trí tuệ, xây dựng vương quốc chân lý, chuyển bánh xe pháp.
Chữ Luân là bánh xe, có khả năng lăn chuyển, lăn chuyển từ tâm người này đến tâm người khác, giáo pháp từ tâm chứng ngộ của Phật chuyển đến tâm mê lầm của chúng sanh. Cũng như bánh xe lăn từ chỗ này đến chỗ khác.
Chữ Luân còn có nghĩa là dằn dẹp, lăn đến đâu dằn dẹp đến đó, Giáo pháp Phật lăn đến tâm chúng sanh thì dằn dẹp hết mọi phiền não tà kiến, vô minh.
Lại Chuyển Luân Vương có xa-luân-bảo là biểu hiệu chính của vương quyền, nhờ nó mà đi đến với muôn dân, đem lại sự bình an thịnh vượng cho họ. Cũng như vậy Như Lai Pháp Vương thì có pháp luân để đi đến với chúng sanh, đem lại sự an vui giải thoát cho họ.
Kinh Pháp Hoa đã được dịch từ Phạn văn ra Hoa văn rất sớm. Năm 256 TL, tại Trung Hoa, Ngài Trúc Pháp Hộ dịch tên là Chánh Pháp Hoa. Năm 404, Ngài Cưu Ma La Thập dịch tên là Diệu Pháp Liên Hoa. Đời Tùy Trung Hoa, Trí Khải Đại Sư (531-597) đã căn cứ kinh Pháp Hoa mà lập Tông Thiên Thai. Năm 593-622, ở Nhật, Thánh Đức Thái Tử (Shotaku Taishi) đã chú giải kinh Pháp Hoa cùng lúc với kinh Thắng Man, Duy Ma Cật, và dựa vào đó soạn thảo và công bố bản Hiến Pháp 17 điều đầu tiên của Nhật. Năm 1222 có Sư Nhật Liên cũng dựa vào kinh Pháp Hoa mà lập nên Nhật Liên Tông, làm một cuộc cách mạng lớn đối với các tông phái Phật giáo truyền bá tư tưởng ở Nhật Như Tịnh Độ Tông, Luật Tông, Thiền Tông.
Cho đến nay Nhật Liên Tông vẫn thịnh hành, là một tông phái Phật giáo đi vào xã hội quần chúng một cách rộng rải. Họ thường xuyên niệm câu: Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh để cầu nguyện hòa bình. Cả Ngài Cát Tạng, Tông chủ của Tam Luận Tông cũng tôn kính Pháp Hoa là kinh ở thời thuyết giáo "Khiếp mạt qui bàn pháp luân." Tại Việt Nam trong các thế kỶ Phật giáo hưng thịnh, kinh Pháp Hoa cũng được hành trì rộng rãi. Năm 1879, Thiền Sư Thanh Đàm hiệu Minh Chính sáng tác sách Pháp Hoa Đề Cương rất có giá trị cả mặt tư tưởng lẫn văn học. Chẳng hạn diễn tả chữ "Pháp" trong câu Diệu Pháp Liên Hoa như sau: "Trần sa số lượng pháp tuy đa, Bất quá căn trần thức giả ma, Hư ảnh huyên duyên đồ khỏi diệt, Chơn tri chánh kiến trạm viên đà. Có trung Phát giác tầm sư đạo, Đạo thượng triền nguyên nhập Phật gia. Nhược dục tốc đăng chơn bảo sở, Mục tiền tấn lộ mạt ta đà." (Nguyễn Lang dịch: Vạn pháp tuy nhiều không đếm xiết, Chung qui cũng chỉ thức căn trần. Huyển duyên hư ảnh dù không thực, Chơn tri chánh kiến vẫn bao dung. Gặp thầy chỉ dạy đường mê ngộ, Thấy Phật tìm ra lẽ sắc không, Nếu muốn lên mau bờ bến giác, Con đường trước mắt chớ lần khân).
Nếu muốn tìm hiểu nguồn gốc của hành động tự thiêu mà thỉnh thoảng các vị sư Phật giáo thường là để xả bỏ huyển thân, cầu lên giải thoát, hoặc để thức tỉnh lương tri nguời đời như Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu giữa năm 1963, thì sẽ thấy nó bắt nguồn xa xôi từ kinh Pháp Hoa này.
Tóm lại, sở dĩ kinh Pháp Hoa có một vị trí và ảnh hưởng lớn lao như vậy, là vì kinh Pháp Hoa theo như nhận định của nhà Phật học Nhật Bản Kimura Taiken là kinh Phát huy toàn bộ đặc sắc về Bồ Tát đạo, coi hết thảy chúng sanh đều là Bồ Tát, đều có khả năng tính thành Phật trong tương lai. Bởi thế, bất luận là người nào (khác với nhiều kinh khác chỉ thừa nhận một số người được thành Phật chứ không phải tất cả đều nên lấy việc phát tâm tu hành nguyện Bồ Tát làm lý tuởng cứu cánh. Và theo nguyện lực "chúng sanh vô biên thệ nguyện độ", nên lấy việc cùng với chúng sanh xây dựng một nước cực lạc ngay trên thế gian này làm lý tưởng.
Đó là một nhận định đúng đắn và sâu sắc, được gợi ý từ những đoạn kinh Pháp Hoa nói về mục đích ra đời của Đức Phật là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, nói về Phật thọ ký cho tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật, nói về một việc thiện nhỏ của bất cứ ai cũng đều là cái nhân tốt đưa đến thành Phật, nói về viên ngọc trong chéo áo, nói về Ngài Thường Bất Khinh Bồ Tát vì muốn thức tỉnh lòng người trở về với tính giác ngộ của chính mình, nên hễ gặp bất cứ ai Ngài đều cung kính chấp tay nói: "Tôi không dám khinh Ngài, vì Ngài sẽ thành Phật", và nói về Quan Thế Âm Bồ Tát trải rộng hạnh nguyện từ bi đến với mọi chúng sanh đang kêu cầu đến sự cứu khổ mà tùy theo căn cơ hiện thân hóa độ , v.v. Tóm lại toàn là nói về hạnh Bồ Tát độ khắp quần sanh không phân biệt thời gian ranh giới vậy.

Hạnh Ðầu Ðà Khổ Hạnh

Chương II
Hạnh Ðầu Ðà Khổ Hạnh
(Dhutanga-niddesa)
-ooOoo-
1. Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnh để kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ v.v... nhờ đó giới, như đã mô tả, được thanh tịnh. Vì khi giới của vị ấy đã được thanh lọc khỏi các cấu uế bằng những thứ nước thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, ở những trú xứ vắng, tinh cần, ít nhu cầu, thì giới sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vị ấy sẽ thành tựu, tất cả những ước nguyện của mình. Và khi toàn thể con người đã được thanh lọc bằng công đức giới và nguyện và đã an trú trong ba thánh tài đầu tiên, vị ấy bây giờ có thể xứng đáng đạt đến gia tài thứ tư gọi là "sự hân hoan trong tu tập" (A. ii, 27). Bởi vậy, chúng ta sẽ khởi sự giải thích các khổ hạnh.
Mười Ba Khổ Hạnh
2. Ðức Thế Tôn đã cho phép thực hành 13 khổ hạnh cho những thiện nàm tử đã từ bỏ những chuyện xác thịt và không kể thân mạng, mong muốn tu tập phù hợp với cứu cánh giải thoát. Mười ba khổ hạnh là:
1. Hạnh phấn tảo y
2. Hạnh ba y
3. Hạnh khất thực
4. Hạnh khất thực từng nhà
5. Hạnh nhất toạ thực
6. Hạnh ăn bằng bát
7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong)
8. Hạnh ở rừng
9. Hạnh ở gốc cây
10. Hạnh ở giữa trời
11. Hạnh ở nghĩa địa
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong
13. Hạnh ngồi (không nằm)
3. Sau đây sẽ trình bày về (1) ý nghĩa (2) đặc tính v.v.. (3) thọ giới, chỉ dẫn, cấp bực sự phạm giới và những lợi ích của mỗi hạnh, (4) ba tánh, (5) Phân biệt "người khổ hạnh" "người thuyết giảng khổ hạnh", "các pháp tương ưng với khổ hạnh", "các khổ hạnh" và khổ hạnh thích hợp với hạng người nào.
4. (1) Trước hết là ý nghĩa
i. Gọi là phấn tảo (pamsukùla -bụi bặm) vì nó được tìm ở những đống rác bên đường, nghĩa địa, đống phân (midden), nó thuộc về đồ bỏ tại các nơi ấy. Hoặc nó đang tiến đến một tình trạng tồi tệ như đồ bỏ (Pamsu viya Kucchita - bhàvamukati) cho nên gọi là phấn tảo y.
ii. Ba y là áo khoác ngoài gồm những miếng vải chắp nối lại, thượng y và hạ y.
5. iii. Sự để rơi (Pàta) những mẩu đồ ăn (pinda) gọi là khất thực, pindapàta. Thu nhặt đồ khất thực từng nhà, gọi là ăn đồ khất thực. Hoặc vị ấy phát hiện thu lượm (patati: nhặt - nghĩa này không có trong tự điển của Hội Pàli Text) những miếng ăn (pinda) nên gọi là người thu nhặt đồ ăn, hay người khất thực (pindapàtin). Sự thực hành này gọi là hạnh khất thực để sống.
6. iv. Hạnh thứ đệ khất: khe hở hay khoảng trống gọi là avakhandana hay dàna. Dời khỏi chỗ trống (apeta: dời khỏi) hoặc không chỗ trống, không hở, là apadàna. Người đi từ nhà này đến nhà khác không chừa một nhà nào khoảng giữa, gọi là sapadànacàrin, tức là hạnh khất thực từng nhà, thứ đệ khất.
7. v. Ăn một lần mà thôi, đứng lên rồi, không ngồi xuống ăn lại, gọi là hạnh nhất toạ thực (ăn ngày một bữa)
vi. Chỉ ăn những gì đã xin được trong bát, không nhận thêm bát thứ hai, gọi là người ăn bằng bát, (pattapindika)
8. vii. "khalu" có nghĩa từ chối, không nhận. Ðồ ăn mà vị ấy nhận được sau khi đã ăn xong gọi là tàn thực (pacchàbhatta) người không ăn đồ ăn như thế gọi là Khalupacchàbhattika, không nhận đồ ăn sau khi ăn xong. Nhưng trong luận nói: "Khalu là tên một giống chim khi mổ một trái cây để ăn, mà trái ấy rớt thì thôi ăn. Vị tỷ kheo này cũng vậy.
9. viii. Vị ấy quen sống ở rừng nên gọi là hạnh ở rừng.
10. ix. Sống dưới gốc cây nên gọi là hạnh ở gốc cây.
x-xi. Ở ngoài trời và ở nghĩa địa, cũng thế.
xii Những gì được phân phối (cho mình) gọi là "như được phân phối" yathà- santhata. Ðây là một từ ngữ chỉ chỗ nghỉ ngơi được phân phối cho vị tỷ kheo. Người nghỉ ở chỗ được phân phối cho mình gọi là một người sử dụng đồ nằm như được phân phối (yathàsanthatika) người theo hạnh này gọi là hạnh nghỉ chỗ nào cũng được.
xiii. Vị ấy có thói quen ngồi mà ngủ, không nằm gọi là hạnh ngủ ngồi.
11. Tất cả những hạnh kể trên gọi là hạnh (anga) của một tỷ kheo theo khổ hạnh (dhuta- đầu đà) bởi vì vị ấy đã rũ bỏ (dhuta) cấu uế bằng cách thọ trì một trong những khổ hạnh ấy. Gọi là "đầu đà" (dhuta) vì nó rũ sạch (niddhunana) chướng ngại, gọi là hạnh (anga) vì nó là con đường (patipatti). Trên đây là trình bày ý nghĩa.
12. 2. Tất cả 13 khổ hạnh trên điều có đặc tính là ý nguyện thọ trì. Luận nói: "Người thọ giới là một con người. Cái nhờ đó nó thọ giới được là tâm và tâm sở. Chính ý chí trong hành vi thọ giới gọi là hanh đầu đà. Tất cả 13 hạnh đều có công dụng là loại trừ tham dục và hiện tướng của chúng là vô tham. Nguyên nhân gần của chúng là những đức thiểu dục... "
13. 3. Trong thời Phật tại thế, tất cả khổ hạnh đều phải được thọ trì trước mặt đức Thế Tôn. Sau khi Ngài nhập Niết bàn, phải thọ trước một vị đại đệ tử của Ngài. Khi không có vị này, phải thọ trước một người đã đoạn tận lậu hoặc, một bậc Bất hoàn, Nhất lai hay Nhập lưu, hoặc một người thông hiểu 3 tạng hoặc 2 tạng hoặc 1 tạng hoặc một người thông hiểu 1 trong 5 bộ Nikàya, 1 luận sư Nikàya. Không có 1 người như vậy thì phải thọ trước 1 vị đang hành 1 khổ hạnh. Nếu không có một vị như vậy thì nên quét dọn sạch sẽ điện thờ rồi ngồi mà thọ giới một cách kính cẩn như đang ở trước mặt đấng Ðạo sư. Như thế, có thể thọ giới đầu đà một mình.
Ở đây có thể nhắc lại câu chuyện người anh trong 2 anh em vốn là 2 trưởng lão ở tu viện Cetiyapabbata, để biết thế nào là thiểu dục trong đầu đà hành đạo. Vị này theo khổ hạnh ngủ ngồi một mình mình biết. Một đêm kia, nhơn một làn chớp loé, người em trong thấy ngài đang ngồi thẳng trên giường và hỏi: "Bạch đại đức, thế ra ngài theo khổ hạnh ngủ ngồi à?" Vì thiểu dục, không muốn để ai biết khổ hạnh của mình, vị ấy bèn nằm xuống. (Pm. 77) Ðiều này áp dụng cho mọi khổ hạnh.
14. Bây giờ, ta sẽ tiếp tục bàn về sự thọ giới những chỉ dẫn, các cấp bực, sự phá giới, và lợi ích của từng khổ hạnh.
i. Ðầu tiên là hạnh phấn tảo y: nó được thọ trì bằng cách thốt lên một trong hai lời nguyện này: "Tôi từ chối những y do gia chủ cúng "hoặc" tôi nguyện giữ khổ hạnh phẩn tảo y". Ðây là sự thọ giới
15. Một người đã thọ giới này nên mặc một y thuộc một trong những loại sau: vải lấy từ nghĩa đại, từ cửa hàng, từ đường cái, từ hố phân, từ giường trẻ, vải tẩy uế, vải từ chỗ tắm, vải đi về nghĩa địa, vải bị cháy, bị gia súc ăn, bị kiến ăn, bị chuột ăn, vải rách ở biên, rách ở đầu, vải làm cờ, vải bỏ từ điện thờ, y của nhà khổ hạnh, vải từ cuộc lễ, vải do thần thông biến hoá, vải trên xa lộ, vải gió bay, vải do thiên thần bố thí, vải trôi giữa biển, lấy một trong những thứ vải này vị ấy nên xé bỏ những mảnh rách nát, giặt sạch những mảnh lành lặn để làm thành một cái y. Vị ấy có thể dùng nó sau khi xả bỏ áo do thí chủ cúng.
16. "Vải từ nghĩa địa" là vải rơi rớt ở nghĩa đại. "Vải từ cửa hàng" là vải rớt trước quán hàng. "Vải từ đường cái" là thứ vải mà những kẻ kiếm công đức thường ném qua cửa sổ xuống đường. "Vải từ hố phân" là vải bỏ thùng rác. "Vải ở giường trẻ" là vải bỏ sau khi lau những bất tịnh của sản phụ. Mẹ của đại thần Tissa lau những bất tịnh bằng một mảnh vải đắt giá, nghĩ rằng những nhà khổ tu mặc phấn tảo y sẽ lượm, và quăng nó trên đường Tàlaveli. Các tỷ kheo lượm vá y.
17. "Vải tẩy tịnh" là vải mà những vị phù thuỷ bắt bệnh nhân dùng để tắm rửa từ trên đầu trở xuống rồi vứt đi như vứt một sự xui xẻo "Vải từ chỗ tắm giặt" là những giẻ rách vứt bỏ ở chỗ tắm. "Vải đi về nghĩa địa" là vải bỏ sau khi đến nghĩa địa, trở về tắm rửa. "Vải bị cháy" là vải vì cháy một ít mà người ta vứt đi" "Vải gia súc ăn chuột ăn" v.v.. nghĩa đã rõ. "vải làm cờ": những người xuống tàu ra khơi thường tung lên một cái cờ rồi mới đi. Khi tàu đi khuất, có thể lượm cái cờ này. Lại nữa, khi hai bên quân đội đã đi khuất, có thể lượm cờ đã được tung ra giữa chiến địa -90-.
18. "Vải từ điện thờ" là một tấm vải cúng phủ trên tổ kiến. "Vải của nhà khổ tu" là y của tỷ kheo. "Vải từ một cuộc lễ" là vải vứt bỏ ở chỗ làm lễ tấn phong vua. "Vải do thần thông hoá hiện" là tấâm y do phép Phật biến hoá lúc ngài nói "Thiện lai tỷ kheo" (Ehibhikkhu). Trong một vài trường hợp lúc Phật còn tại thế, Ngài chứng minh sự xuất gia của một người bằng cách chỉ nói mấy tiếng "lại đây tỷ kheo". Do công đức đời trước của vị ấy, pháp phục tự nhiên xuất hiện một cách mầu nhiệm trên người ông. "Vải từ xa lộ" là vải rơi rớt giữa đường. Nhưng nếu vì sơ ý mà chủ nhân làm rớt, thì phải chờ một lúc mới được phép nhặt lên. "Vải gió bay" là vải theo gió bay 1 đỗi xa mới rớt xuống, được phép lượm nếu không thấy chủ. "Vải do chư thiên cúng" là vải chư thiên cúng cho tỷ kheo như trường hợp tôn giả Anuruddha. "Vải trôi giữa biển" là vải sóng biển đánh tắp vào bờ.
19. Một tấm vải được cúng với lời nói "Chúng tôi cũng cho chư tăng", hoặc do người đi xin vải kiếm được, thì không phải vải bỏ. Vải do một tỷ kheo tặng, vải do nhận được trong lễ dâng y do một tỷ kheo tặng lại, vải do thí chủ cúng cho 1 vị ở trú xứ nào đó, đều không phải vải phế thải. Vải bỏ là thứ vải được từ một người cho đã không sở hữu nó với những cách nói trên. Vải do một thí chủ đặt dưới chân tỷ kheo, rồi tỷ kheo này đem cho người lập hạnh mặc phấn tảo bằng cách để vào tay vị ấy, gọi là chỉ thanh tịnh một chiều. Hoặc thí chủ để vào tay một tỷ kheo, tỷ kheo đem đặt dưới chân vị khổ hạnh, cũng gọi là chỉ thanh tịnh một chiều. Vải đặt dưới chân tỷ kheo, tỷ kheo đem đặt dưới chân nhà khổ hạnh, gọi là thanh tịnh hai chiều. Vải mà người cho đã nhận được bằng tay, nhà khổ hạnh cũng nhận bằng tay, thì không phải là hạnh phấn tảo y chặt chẽ. Như vậy, nhà khổ hạnh cần sử dụng y sau khi biết rõ những loại vải.
20. Và đây là những cấp bực. Có ba hạng: hạng chặt chẽ, trung bình và thường. Người lượm vải ở nghĩa địa gọi là hạng chặt chẽ. Người lượm vải do một người bỏ ra với ý nghĩ "một tỷ kheo sẽ lượm" gọi là hạng trung bình. Và người lấy vải do môt tỷ kheo cho mình bằng cách đặt dưới chân là hạng thường. Lúc nào người ấy bằng lòng nhận một tấm y từ gia chủ, thì hạnh phấn tảo y của ông bị phá. Ðây là phá giới ở trường hợp này.
21. Và đây là những lợi ích. Vị ấy làm đúng theo hạnh. Tùy thuận, như câu: "Xuất gia bằng cách tùy thuộc vào y phấn tảo" (Vin. I. 58, 96); vị ấy an lập trong thánh tài thứ nhất (A. ii, 27); không có sự đau khổ do phải giữ gìn, vị ấy sống không tùy thuộc vào người khác; không sợ trộm cướp; không có thèm muốn liên hệ đến y phục; đó là một điều kiện thích hợp cho 1 ẩn sĩ; được Thế Tôn tán thán vì "Không giá trị, dễ kiếm, và không lỗi" (A. ii, 26) nó làm cho người ta tin cậy; nó phát sinh những hậu quả ít muốn, biết đủ v.v... Chánh đạo được tu tập; làm tấm gương cho hậu lai.
22. Khi nỗ lực đánh bạt đạo quân Tử thần Nhà khổ hạnh quấn y bằng giẻ rách lượm từ đống rác, vẫn sáng chói như tướng sĩ lâm trận mặc giáp sắt. Y phấn tảo này chính đấng Thiên nhân sư cũng mặc từ bỏ hàng Kàsi quý giá cùng những thứ khác Vậy, ai mà không nên mặc Y bằng giẻ lượm từ đống rác? Nhớ lời đã phát nguyện khi ra đi sống kiếp không nhà. Hãy hân hoan mặc y phấn tảo như người ta trang sức xiêm y mỹ lệ. Ðấy là thọ giới, chỉ dẫn, cấp bực, sự phạm giới, và những lợi lạc trong khổ hạnh phấn tảo y.
23. ii. Kế tiếp, hạnh ba y. Giới này được thọ trì bằng cách nói: "Tôi không nhận cái y thứ tư" hoặc "tôi giữ giới mặc ba y". Khi một người thọ giới này được vải để làm y, vị ấy có thể giữ nó trong thời gian vì thiếu sức khỏe không thể may y, hoặc chưa tìm ra người giúp, vì thiếu kim. v. v.. Thì cất giữ vải không có lỗi. Nhưng khi y đã được nhuộm thì không được cất giữ vải. Ðó là khổ hạnh bịp. Ðây là sự chỉ dẫn.
24. Về hạnh ba y cũng có ba cấp bậc. Người theo khổ hạnh ba y một cách nghiêm nhặt thì trong lúc nhuộm, trước phải nhuộm hoặc y trong hoặc thượng y, nhuộm cái này xong, quấn nó ngang lưng mà nhuộm cái khác. Xong, vắt nó lên vai mà nhuộm y khoác ngoài bá nạp. Nhưng vị ấy không được quấn y ba nạp quanh thất lưng. Ðây là luật khi ở một trú xứ tại xóm làng, nhưng ở rừng thì có thể nhuộm, giặt cả ba y một lượt nhưng phải ở gần để nếu thấy người thì có thể kéo một tấm mà đắp lên mình. Ðối với người theo cấp bậc trung bình thì có thể dùng một tấm vải vàng để trong phòng nhuộm đắp lên mình trong khi giặt nhuộm. Ðối với người theo cấp bực ba (lỏng lẻo) thì có thể mặc hay khoác y của tỷ kheo trong hoà hợp chúng (nghĩa là, vị nào không bị phạtv.v..) để giặt nhuộm. Một tấm vải trải giường bỏ không, cũng có thể dùng song không được mang theo. Vị này cũng có thể thỉnh thoảng sử dụng y của tỷ kheo trong hoà hợp chúng. Người theo khổ hạnh ba y còn có thể dùng một tấm vải vàng che vai kể như y thứ tư, không được rộng quá một gang, dài quá chiều dài 3 bàn tay. Lúc nào người theo một trong ba cấp bực khổ hạnh ấy tự động nhận một tấm y thứ tư, thì khổ hạnh bị hỏng. Ðây là sự phá giới trong trường hợp này.
25. Khổ hạnh ba y có những lợi lạc như sau. Vị tỷ kheo thọ trì khổ hạnh này xem y phục chỉ như vạt che thân. Vị ấy đi đâu cũng chỉ mang theo ba y như chim mang đôi cánh; kiện toàn các đức tính vật dụng, không tích trữ vải, sống đạm bạc, từ bỏ tánh tham y phục, sống viễn ly, tiết độ ngay cả đối với những gì hợp pháp, phát sinh tính ít muốn biết đủ.
26.
Không lo sợ tích trữ
Không giữ quá ba y
Bậc trí thưởng thức được
Hương vị của hỉ túc
Du hành không chướng ngại
Như chim bay hư không
Chỉ mang theo hai cánh
Tỷ kheo nên hoan hỉ
Hạnh đạm bạc ba y
27. iii. Hạnh khất thực được thọ trì bằng cách thốt lên như sau: "Tôi không nhận đồ ăn để dành (tàn thực)" hoặc: "Tôi thọ trì hạnh khất thực hàng ngày". Người đã thọ giới này không được nhận 14 thứ thực phẩm như sau: bữa ăn cúng cho một số tỷ kheo đặc biệt, bữa ăn do người ta mời, bữa ăn được mời bằng một phiếu ăn, bữa ăn vào ngày lễ trai giới Uposatha (bố tát), bữa ăn cho kẻ lữ hành, bữa ăn cho người bệnh, bữa ăn cho kẻ nuôi bệnh bữa ăn cúng cho một trú xứ nào đó, bữa ăn được bố thí tại một ngôi nhà chính (dhurabhatta principal house?), bữa ăn cúng theo thứ tự. Nếu, thay vì nói "Xin thỉnh đại đức dùng một bữa ăn cúng cho chư tăng" thí chủ lại nói "Chư tăng đang khất thực tại nhà tôi, đại đức có thể đến khất thực tại nhà tôi, đại đức có thể đến khất" thì có thể nhận lời. Những phiếu tăng chúng phát ra không phải về thực phẩm mà về các vật khác (thuốc men v.v...) hoặc một bữa ăn được nấu trong một tu viện, nhà khổ hạnh đều được dùng.
28. Giới này cũng có ba bực. Người khổ hạnh cấp một (khắt khe) nhận đồ ăn do người ta đem lại từ phía trước mặt và sau lưng (đi quá rồi thí chủ mới chạy theo cúng), và đưa bát cho thí chủ rồi đứng chờ ngoài cổng. Vị ấy cũng nhận đồ ăn mang lại cúng dường tại nhà ăn nhưng vị ấy không nhận đồ khất thực bằng cách ngồi đợi người ta mang đến. Người khổ hạnh cấp hai thì ăn đồ ngồi đợi mang đến (trong ngày hôm đó) nhưng không ăn đồ người ta hứa mang lại cúng hôm sau. Người theo khổ hạnh cấp ba bằng lòng ăn đồ ăn được hứa mang đến hôm sau, và hôm sau nữa. Cả hai hạng sau đều mất cái thú hưởng môït cuộc đời độc lập. Ví dụ có thể có một buổi thuyết pháp về Thánh tài ở một thôn ấp nào đó. Người cấp một bảo hai hạng kia: "Chư hiền, chúng ta hãy đi nghe pháp" Một người bảo: "Bạch đại đức, tôi đã được một thí chủ bảo ngồi đây đợi". Người cấp hai bảo: "bạch đại đức, tôi đã nhận lời mời đồ khất thực ngày mai". Bởi thế cả hai vị này đều mất mát. Còn vị đầu tiên thì cứ khất thực vào buổi sáng, rồi đi thẳng đến chỗ nghe pháp, thưởng thức pháp vị. Lúc một trong ba hạng ấy bằng lòng với một lợi dưỡng ngoài phạm vi nói trên, nghĩa là ăn đồ cúng cho chúng tăng, v.v... Thì khổ hạnh bị phá.
29. Hạnh khất thực có những lợi lạc như sau. Vị ấy làm đúng như Luật dạy, "Xuất gia tùy thuộc vào sự nuôi sôùng bằng khất thực". Vị ấy an lập trong thánh tài thứ hai; sự sống của vị này không lệ thuộc vào kẻ khác, và Thế Tôn đã ca ngợi đồ ăn khất thực là "không giá trị, dễ kiếm và không lỗi" (A ii, 26); sự phóng dật được trừ khử, mạng sống được thanh tịnh, việc thực hành những học pháp thuộc tiểu giới được viên mãn; vị ấy không do một người khác nuôi sống (không nhờ vào, lệ thuộc vào một người nào) vị ấy giúp đỡ mọi người, từ bỏ kiêu mạn, lòng tham vị ngon được chế ngự, không phạm những học giới liên hệ đến ăn. Ðời sống vị ấy phù hợp với những nguyên tắc thiểu dục tri túc v.v.. Tu tập chánh đạo, thương tưởng đến những đời hậu lai.
30.
Tỷ kheo vui khất thực
Ðời sống không lệ thuộc
Tham dục không chân đứng
Giải thoát như hư không
Tinh cần, không giải đãi
Mạng sống không lỗi lầm
Bởi vậy người có trí
Không khinh thường khất thực.
Vì kinh dạy:
"Nếu tỷ kheo có thể
Tự nuôi bằng khất thực
Sống không tùy thuộc vào
Sự giúp của riêng ai
Không màng đến danh dự
Lợi dưỡng chẳng đoái hoài
Thì đến cả chư thiên
Cũng them số phận Người". (Ud. 31)
31. Hạnh khất thực từng nhà được thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi không làm một vòng khất thực tham ăn" hoặc: "tôi theo hạnh khất thực từng nhà". Người tuần tự khất thực này dừng lại ở cổng vào làng, nên biết chắc sẽ không có gì nguy hiểm. Nếu có nguy hiểm tại một con đường hay một làng nào, vị ấy được phép gạt bỏ nơi ấy để đi khất thực chỗ khác. Khi có một cái nhà, một con đường hay một khu làng nơi đó vị ấy thường xuyên không được thứ gì, thì có thể bỏ qua chỗ đó. Nhưng nơi nào có xin được chút đỉnh, thì sau đó không được bỏ qua chỗ ấy. Vị ấy nên đi vào làng sớm, để có thể bỏ ra ngoài những chỗ bất lợi và đi chỗâ khác. Nếu có thí chủ cúng thức ăn cho chùa, hoặc đang đi giữa đường, lấy cái bát vị ấy để đặt thức ăn vào, vị ấy được phép nhận. Trên đường đi, không được bỏ qua khu làng nào. Nếu không xin được gì ở đấy hoặc rất ít, thì nên tuần tự khất thực ở các làng kế tiếp.
32. Hạnh này cũng có ba bực. Hạng khất thực tuần tự một cách chặt chẽ thì không nhận đồ ăn mang đến từ trước mặt hoặc từ sau lưng, hoặc mang đến cúng tại nhà ăn. Nhưng vị ấy chìa bát tại một cửa nhà; vì trong khổ hạnh này, không ai sánh bằng trưởng lão Ðại Ca Diếp, thế mà Ngài cũng có lần chìa bát như được thuật (trong Ud. 29). Vị theo khổ hạnh cấp hai nhận dồ ăn đem đêùn từ trước, từ sau lưng, và tại nhà ăn, và vị ấy chìa bát tại một cửa nhà, nhưng không ngồi mà đợi đồ ăn khất thực. Như vậy, vị ấy làm đúng luật của người ăn đồ khất thực một cách chặt chẽ. Người khổ hạnh cấp ba thì ngồi đợi đồ ăn mang đến nội nhật hôm ấy.
Khổ hạnh của ba hạng nói trên bị phá khi họ khởi sự làm vòng khất thực tham ăn (bằng cách chỉ đến những nhà bố thí đồ ăn ngon lành). Ðây là sự phạm giới trong khổ hạnh khất thực.
33. Những lợi ích như sau. Vị ấy luôn luôn là một người khách lạ tại các nhà như mặt trăng (S. ii, 197); vị ấy từ bỏ sự tham lẫn về những gia đình; có lòng từ mẫn một cách bình đẳng; vị ấy tránh được những nguy hiểm của sư được ủng hộ bởi một gia đình duy nhất, vị ấy không thích thú trong sự mời ăn, không hy vọng đồ ăn được mang đến; đời sống vị ấy thích hợp với hạnh thiểu dục tri túc v.v...
34.
Tỷ kheo tuần tự khất
Như trăng chiếu ngàn nhà
Nhìn luôn luôn mới mẻ
Không tham, giúp mọi người
Thoát khỏi mối nguy hiểm
Vì lệ thuộc một nhà
Muốn từ bỏ tham dục
Ðể du hành tùy thích
Khi đi mắt nhìn xuống
Trước mặt một tầm cày
Tỷ kheo hãy thận trọng
Từng nhà tuần tự khất.
35. v. Khổ hạnh nhất toạ thực được thọ trì bằng cách lập nguyện theo hạnh nhất toạ thực.
Khi người theo khổ hạnh này ngồi xuống trong phòng ăn, thì phải ngồi đúng chỗ dành cho mình. Nếu giáo thọ sư hay y chỉ sư của vị ấy đến trong lúc bữa ăn chưa xong, vị ấy được phép đứng lên để chào. Nhưng Trưởng lão Tam tạng Cìla-abhaya nói: "Vị ấy nên ngồi mà ăn cho xong, hoặc nếu đứng lên thì phải bỏ đồ ăn còn lại". (để khỏi vi phạm khổ hạnh)
36 Khổ hạnh này cũng có ba bực. Người theo cấp một (nghiêm nhặt) không được ăn nhiều hơn những gì mình đã lấy một lần vào bát, Nếu có người nang thêm bơ v.v.. Có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, chứ không để ăn. Người theo cấp hai có thể nhận thêm, nếu trong bát chưa hết, vì vị này là người" ngừng ăn khi đồ ăn trong bát đã sạch". Người theo cấp ba có thể ăn bao lâu chưa rời chỗ, vị này là người" ngừng ăn theo nước" vì ăn cho đến khi lấy nước để tráng bát hoặc ngừng ăn theo chỗ ngồi, vì vị ấy ăn cho đến khi nào đứng dậy. Khổ hạnh của cả ba hạng này bị phá khi họ ăn hơn một lần. Ðó là sự phá giới trong hạnh nhất toạ thực.
37. Khổ hạnh ấy có những lợi lạc này: vị ấy ít bịnh, ít não, thân thể nhẹ nhàng, có sức khoẻ, có một đời sống hạnh phúc, không vi phạm những học giới về ăn, loại trừ lòng tham vị ngon và sống thiểu dục tri túc.
38.
Không có bịnh do ăn
Tỳ kheo nhất toạ thực
Khỏi hy vọng vị ngon
Bỏ phế cả đạo nghiệp
Vị ấy được hạnh phúc
Tâm tư thật trong sáng
Thanh tịnh và viễn ly
Hưởng hiện tại lạc trú.
39. vi. Hạnh ăn một bát; Ðược thọ trì, với 1 lời nguyện: "Tôi từ chối bát thứ hai" hoặc "Tôi giữ hạnh ăn bằng bát". Khi ăn cháo người theo khổ hạnh này được dùng cà ri để trong 1 cái dĩa, vị ấy được phép hoặc ăn cà ri trước hoặc uống hết nước cháo trong bát rồi bỏ cà ri vào, vì nếu bỏ cà ri vào bát trộn chung với cháo thì sẽ rất khó ăn (lợm). Nhưng nếu đồ ăn không lợm thì phải để vào trong bát mà ăn. Khi lấy đồ ăn, nên lấy vừa phải lượng cần dùng bởi vì vị ấy không được lấy bát thứ hai.
40. Khổ hạnh này cũng có ba bực. Cấp 1 thì trừ mía, không được ném bỏ rác bẩn trong khi ăn hoặc bẻ nhỏ các miếng ăn. Rác bẩn phải được vứt bỏ, đồ ăn phải được bẻ nhỏ trước khi ăn. Người theo cấp 2 được bẻ nhỏ đồ ăn trong khi ăn, vị ấy là "khổ hạnh ăn bằng tay". Cấp 3 gọi là "khổ hạnh ăn bằng bát", bất cứ gì để vào bát, vị ấy đều được phép trong khi ăn, bẻ nhỏ ra (cơm cục v.v...) bằng tay hoặc bằng răng (đường thốt nốt gừng v.v..) Khi 1 trong 3 người nói trên bằng lòng nhận một bát thứ hai thì khổ hạnh của họ bị phá
41 Khổ hạnh này có những lợi lạc sau: lòng tham nhiều vị được trừ khử, mong cầu thái hoá được từ bỏ, vị ấy thấy rõ mục đích và lượng thức ăn vừa đủ, không bận tâm mang theo soong chảo, đời sống vị ấy phù hợp với nguyên tắc thiểu dục tri túc, v.v...
42.
Vị ấy khỏi hoài nghi
Về những thức ăn khác
Nhìn bát ăn trang nghiêm
Dứt sạch lòng tham vị
Hài lòng tính tự nhiên
Chánh ý tâm hoan hỉ
Người khổ hạnh một bát
Ðược tư cách như trên
43. vii. Khổ hạnh Không ăn đồ tàn thực (đồ nhận được sau khi đã ăn xong) được thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi từ chối đồ ăn thêm" hoặc "Tôi thọ giới không ăn tàn thực". Khi vị giữ hạnh này chứng tỏ mình đã ăn đủ thì không được nhận thức ăn để ăn.
44. Có ba bực. Ở đây không có gì chứng tỏ vị ấy đã ăn vừa với miếng đầu tiên, song khi đang nuốt miếng ấy mà từ chối, thì có sự chứng tỏ đã ăn đủ. Bởi thế, người theo cấp 1 khi đã chứng tỏ mình ăn vừa đủ thì không thể nhận miếng thứ hai để ăn sau khi nuốt miếng thứ nhứ Người theo khổ hanh cấp 2 thì cứ vẫn ăn sau khi đã nói thôi. Người theo cấp 3 có thể tiếp tục ăn cho đến khi rời khỏi chỗ. Lúc nào 1 trong 3 người ấy ăn thêm sau khi đã ăn xong thì khổ hạnh bị hỏng. Ðây gọi là phá giới trong trường hợp này.
45. Khổ hạnh này có những lợi ích như sau:
Vị ấy khỏi lỗi liên hệ đến đồ ăn tàn thực, khỏi bị bội thực, khỏi cất giữ thức ăn, khỏi tìm kiếm thêm đồ ăn. Vị ấy sống đúng theo hạnh thiểu dục tri túc v.v....
46.
Không ăn đồ tàn thực
Khỏi tìm kiếm nhọc công
Khỏi cất chứa đồ ăn
Và cũng không bội thực
Muốn tránh những lỗi này
Thì nên theo hạnh ấy
Ðược Thế Tôn ca tụng
Vì tăng trưởng hỉ túc
47. viii. Hạnh ở rừng được thọ trì với một lời nguyện: "Tôi không ở một trú xứ trong xóm làng" hoặc "Tôi lập hạnh sống ở rừng".
48. Người lập nguyện này phải rời bỏ trú xứ trong xóm làng để vào rừng lúc bình minh. "Trú xứ trong làng" có nghĩa là khu làng và phụ cận. "Làng" có thể gồm 1 hay nhiều nóc nhà tranh, có thể được bao quanh bằng tường hay không, có thể có người ở hay không, cũng có thể là một khu trại có người ở trong khoảng hơn 4 tháng. "Phụ cân" của làng là phạm vi một hòn đá rơi xuống do người có tầm vóc trung bình đứng ở cổng làng ném ra, nếu làng có cổng. Theo các Luật sư thì phụ cận là tầm ném đá của một thanh niên luyện cánh tay bằng cách ném đa. Theo luận sư căn cứ vào kinh, thì chỉ là tầm ném đá khi người ta đuổi quạ. Nếu làng không có tường ngăn ranh giới thì "phụ cận của nhà" là tầm nước rơi do một người đàn bà đứng từ cửa nhà ở bìa, bưng đổ hắt ra. Từ điểm nước rơi, tầm ném đá theo cách vừa kể gọi là làng. Từ chỗ này, trong phạm vi ném hòn đá thứ hai, là phủ cận làng.
49. "Rừng" theo định nghĩa của Luật là "Trừ làng và phụ cận, tất cả đất còn lại là rừng". (Vin. iii, 46). Theo Luận thì "Ra khỏi" trụ mốc ranh giới làng gọi là rừng". (Vbh. 25l). Nhưng theo kinh, thì đặc điểm của rừng là "Một trú xứ ở rừng là khoảng cách 500 độ dài của cái cung" (Vin. iv, 183). Có nghĩa là phải đo bằng cung của người dạy bắn cung từ cột trụ cổng làng nếu có, hoặc từ một tầm đá ném nếu làng không cổng, cho đến bức tường của trú xứ tự viện ở rừng.
50. Nhưng nếu tự viện không có tường thì theo các Luật giải, do bằng cách lấy cái nhà ở đầu tiên làm ranh giới, hoặc lấy nhà ăn, chỗ họp, cây bồ đề, chánh điện làm ranh, dù cách xa nhà ở trong tự viện. Nhưng Luận Trung bộ nói bỏ vùng phụ cận của viện và của làng, khỏng cách phải do là giữa hai tầng đá rơi.
51. Ngay cả khi làng ở gần kề, có thể nghe tiếng người từ trong tự viện, tự viện ấy vẫn được xem là trú xứ ở rừng nếu khoảng giữa có những mỏm đá, sông v.v... Ngăn cách không thể đi thẳng đến và độ dài khoảng cách đường thuỷ là 500 cung. Nhưng nếu người nào cố ngăn bít chỗ này chỗ kia trên đường vào làng, làm cho nó dài ra để có thể bảo rằng mình làm đúng luật thì đó là khổ hạnh bịp.
52. Nếu y chỉ sư hay giáo thọ sư của hành giả bị bịnh và ở rừng không thể kiếm đư?c những gì cần cho bịnh, thì có thể đưa thầy đến một trú xứ ở làng để săn sóc nhưng phải rời làng đúng lúc để trở lại rừng vào lúc rạng đông. Nếu cơn bịnh gia tăng vào lúc trời gần sáng thì hành giả phải lo cho vị thầy chứ không được bận tâm về sự giữ gìn khổ hạnh của mình.
53. Khổ hạnh này cũng có ba bực. Cấp 1, người ấy phải luôn luôn trở về rừng vào lúc bình minh. Cấp 2, có thể cư trú tại 1 khu làng vào bốn tháng mùa mưa. Cấp 3, có thể ở làng luôn cả mùa đông. Nếu trong thời gian đã định, 3 hạng nói trên rời rừng để đi nghe pháp tại một trú xứ ở làng, khổ hạnh của họ không bị hỏng nếu trở lại rừng đúng lúc bình minh. Nhưng nếu giảng sư đã đứng lên mà vị ấy nằm 1 lát rồi ngủ quên khi mặt trời đã mọc, hoặc ở lại cố ý, cho đến khi mặt trời mọc, thì khổ hạnh ở rừng bị phá.
54. Và đây là những lợi lạc trong khổ hạnh ở rừng. Một tỷ kheo ở rừng tác ý vào lâm tưởng (xem M. 121) có thể đạt được ngay trong hiện tại định tướng chưa đạt, hoặc duy trì định tướng đã đạt. Bậc Ðạo sư hài lòng về vị ấy, như kinh nói: "Này Nàgita, ta hài lòng về vị tỷ kheo sống ở rừng" (A. iii, 343) Khi sống tại một trú xứ xa vắng, tâm hành giả không bị dao động bởi những sắc pháp không thích đáng v.v.. Vị ấy khỏi những lo âu, từ bỏ bám víu vào đời và thưởng thức lạc thú độc cư. Hạnh đầu đà khác như phấn tảo y v.v... Dễ dàng tu tập đối với vị ấy.
55.
Ðộc cư nơi xa vắng
Làm cho tâm hân hoan
Ðấng Ðạo sư hài lòng
Vị độc cư rừng thẳm,
Ngưởi vui hạnh ở rừng
Lại được hưởng hương vị
Còn hơn cả giá trị
Hạnh phúc của vua trời
Áo giáp y phấn tảo
Tung tăng trong rừng già
Lâm tuyền dễ thực hiện
Bao nhiêu hạnh đầu đà
Tỳ kheo ấy chắc chắn
Làm quần ma kinh hoảng
Bởi thế người có trí
Nên vui hạnh ở rừng.
56. ix. Hạnh ở gốc cây: Ðược thọ trì bằng cách thốt lời nguyện: "Tôi từ chối một mái nhà" hoặc "Tôi theo khổ hạnh ở gốc cây" Vị theo khổ hạnh này nên tránh những loại cây như sau: cây gần chỗ biên giới, cây có thờ cúng, cây cao su, cây ăn trái, cây có nhiều dơi, cây có lỗ hổng, cây đứng giữa một tự viện. Vị ấy có thể chọn một gốc cây ở phía ngoài một ngôi chùa. Ðây là chỉ dẫn.
57. Khổ hạnh này cũng có ba bực. Cấp 1 không được phép quét dọn sạch sẽ gốc cây đã chọn, mà chỉ có thể dùng chân để hất đi những lá rụng trong khi ở. Người theo cấp 2 có thể nhờ 1 người nào đi ngang quét dọn gốc cây. Cấp 3 có thể sai những chú tiểu trong chùa quét, san bằng đất, rải cát, làm rào quanh gốc cây với một cái cổng vào. Ðến ngày lễ lạc, người ở gốc cây nên ngồi vào một chỗ nào khuất nẽo. Lúc nào một trong ba hạng nói trên có trú xứ dưới một mái che thì khổ hạnh bị phá.
58. Những lợi lạc là, vị ấy làm đúng theo Luật nói: "Xuất gia bằng cách tùy thuộc vào trú xứ gốc cây" (Vin. i, 58) được đức Ðạo sư tán thán, vì "không có giá trị, dễ kiếm và không lỗi" (A. ii, 26); tưởng về vô thường được khơi dậy khi thấy lá cây luôn thay đổi, sự tham chỗ trú và ưa xây cất không có mặt nơi vị ấy, vị ấy sống cộng trú với chư thiên, phù hợp nguyên tắc ít muốn, v.v...
59.
Ðức đạo sư ca tụng
Một trong những tùy thuộc
Chỗ nào bằng gốc cây
Cho người ưa tịch tĩnh?
Ðộc cư dưới gốc cây
Ðược chư thiên hộ vệ
Vị ấy sống chơn tu
Không tham về trú xứ
Nhìn lá cây xanh non
Trở màu đỏ lục vàng
Lần lượt đều rơi rụng
Hết tin ở trường tồn.
Ðức đạo sư phú chúc
Gốc cây nơi vắng vẻ
Không người trí nào chê
Vì dễ quán sinh diệt.
60. x. Hạnh ở ngoài trời: Ðược thọ trì bằng cách thốt lời nguyện: "Tôi từ chối mái nhà và gốc cây" hoặc "Tôi tu hạnh ỏ giữa trời". Người theo hạnh này được phép đi vào nhà Bố tát để nghe pháp hoặc bố tát. Nếu trong khi vị ấy đang ở trong nhà mà trời mưa, vị ấy có thể chờ hết mua rồi đi ra. Vị ấy có thể vào nhà ăn, nhà bếp để làm phận sự hoặc vào dưới một mái che để hỏi những thượng toạ tỳ kheo về một bữa ăn, vào để dạy hay học, để khuân vác đồ đạc từ ngoài. Nếu đang đi mang theo đồ dùng của các thượng toạ mà trời đổ mưa thì được vào một chỗ trú cho nhanh, nhưng nếu không mang gì cả thì phải đi với tốc độ bình thường vào chỗ trú. Luật này cũng áp dụng cho người ở gốc cây. Ðây là chỉ dẫn.
61. Có ba cấp bực. Cấp 1 không được ở gần một gốc cây, mỏm đá hay nhà. Phải dùng một tấm y làm lều mà ở giữa trời. Cấp 2 được ở gần một gốc cây, tảng đá, nhà, mà không ở dưới đó. Cấp 3 thì có thể ở dưới một hốc đá không có ống máng (đục để ngăn mưa lọt), dưới lều bằng cành cây, dưới một tấm lều vải được hồ cho cứng và dưới một cái lều của người canh ruộng bỏ không.
Lúc họ đi vào dưới một mái nhà hay một gốc cây để ở thì khổ hạnh bị phá. Những vị tụng Tăng chi bộ bảo, khổ hạnh của họ bị phá khi một trong ba hạng cố ý ở dưới một gốc cây... vào lúc mặt trời đã mọc.
62. Có những lợi lạc như sau: Khỏi có những chướng ngại do chỗ trú gây ra, trừ được hôn trầm biếng nhác. Hạnh của vị ấy xứng đáng lời ca tụng "như thú rừng, tỳ kheo ấy sống không ràng buộc và không nhà" (S. i, 199). Vị ấy thong dong, muốn đi đâu cũng được, sống phù hợp với nguyên tắc ít muốn, biết đủ...
63.
Nhờ ở nơi khoảng trống
Tỳ kheo thêm tinh cần
Dẽ kiếm, tâm bén nhạy
Như con nai giữa rùng
Hết hôn trầm biếng nhác
Dưới vòm trời đầy sao
Trời trăng làm ánh sáng
Thiền định đem hân hoan
Hương vị độc cư lạc
Vị ấy sẽ tìm được
Khi sống giữa đất trời
Người trí hãy yêu thích
64. xi. Hạnh ở nghĩa địa được thọ trì với lời nguyện: "Tôi từ chối chỗ trú không phải nghĩa địa" hoặc "Tôi tập hạnh sống tại nghĩa địa".
Người ấy không được ở một nơi chỉ có cái tên là "đất nghĩa trang" vì chỗ nào không có tử thi được đ?t thì không phải nghĩa địa. Nhưng khi đã có tử thi đã được đốt ở đấy, thì chỗ ấy trở thành nghĩa địa, dù có bị bỏ phế đã hơn 10 năm.
65. Một người sống ở nghĩa địa không được sai làm sẳn những đường đi, lều trại... đặt sẳn bàn ghế giường, nước rửa, nước uống và giảng pháp, vì khổ hạnh là việc trong đại hơn vị ấy phải tinh cần và phải báo cho các bậc trưởng lão hoặc chính quyền địa phương biết để ngăn ngừa sự lôi thôi. Khi đi kinh hành, nên vừa đi vừa nhìn giàn hoả (để thiêu tử thi) với nữa con mắt. Trên đường đi đến nghĩa địa, vị ấy phải tránh những chính lộ và theo con đường mòn. Cần nhận kỹ những sự vật ở đấy vào lúc ban ngày để về đêm, khỏi tưởng ra những hình thù ghê sợ. Ngay cả lúc phi nhân (ma) có đi vất vưởng vừa đi vừa rú lên, vị ấy cũng không được ném vật gì vào những hồn ma ấy. Không được bỏ công việc đi đến nghĩa địa dù chỉ một ngày. Những vị tụng đọc Tăng chi bộ kinh bảo, sau khi trải qua canh giữa tại nghĩa địa, hành giả được phép rời khỏi vào canh cuối. Không được ăn những thứ như bột mè, bánh bao, cá thịt, sữa, dâu... Những thứ ma ưa thích. Không được đi vào những gia đình. Ðây là chỉ dẫn.
66. Khổ hạnh này cũng có 3 bực. Cấp 1 phải sống tại những nơi luôn luôn có việc thiêu đốt, tử thi và tang lễ. Cấp 2 được phép sống ở nơi chỉ có 1 trong 3 điều ấy. Cấp 3 có thể sống tại 1 nơi chỉ có những đặc tính của một nghĩa địa như đã nói trên. Khi 1 trong 3 hạng người ấy có trú xứ tại một nơi không phải nghĩa địa thì khổ hạnh bị phá. Những vị tụng đọc Tăng bộ chi thì bảo khổ hạnh bị phá vào ngày nào mà 1 trong 3 hạng ấy không đi đến nghĩa trang.
67. Những lợi ích như sau: Hành giả được sự tưởng niệm về cái chết, sống tinh tấn, tưởng bất tịnh luôn hiện tiền, tham dục biến mất vì luôn luôn thấy được thực chất của thân thể. Vị ấy có tỉnh giác cao độ, từ bỏ 3 kiêu mạn, về sự sống, tuổi trẻ và vô bịnh, chinh phục sợ hãi khiếp đảm, phi nhân tôn trọng vị ấy. Vị ấy sống đúng theo hạnh tri túc thiểu dục...
68.
Hành giả ở nghĩa địa
Ngủ cũng thường tinh tấn
Tử tưởng luôn hiện tiền
Tham dục nào bén mảng
Ý thức đời phù du
Tận trừ mọi kiêu mạn
Với người hướng Niết bàn
Hạnh này nhiều lợi lạc.
69. Xii. Khổ hạnh nghỉ đâu cũng được thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi từ bỏ lòng tham đắm sàng toà" hoặc "Tôi giữ hạnh nghỉ đâu cũng được".
Người lập hạnh này phải bằng lòng với bất cứ chỗ nghi nào mình có được, khi người phân phối bảo: "Chỗ này thuộc về ông" vị ấy không được bảo người nào dời chỗ.
70. Có 3 cấp bực. Cấp 1 không được hỏi thăm về trú xứ dành cho minh, như: "Có xa không?" hoặc "Có quá gần không?" hoặc "Chỗ ấy nóng không?" hoặc "Chỗ ấy lạnh không?" Cấp 2 được phép hỏi nhưng không được đi quan sát trước. Cấp 3 thì được đem quan sát trước và nếu không thích, có thể chọn một chỗ ở khác. Khi lòng tham đối với trú xứ khởi lên trong tâm những vị này, thì khổ hạnh bị hỏng. Ðây là phá giới ở khổ hạnh này.
71. Có những lợi lạc như sau vị ấy làm đúng lời khuyên "Vị tỳ kheo nên hỷ túc với những gì mình có được" (Vin. iv, 259), có tâm nghĩ tưởng đến những người đồng phạm hạnh, từ bỏ so đo cao thấp, bỏ tâm thuận nghịch, đóng cái cửa tham muốn, sống theo hạnh thiểu dục tri túc...
72.
Người ở đâu cũng được
Hài lòng cái mình có
Ngủ nghỉ trong an lạc
Dù trên đệm cỏ khô
Không ham cầu chỗ thấp xấu
Không ghét chỗ thấp xấu
Giúp đỡ bạn đồng tu
Tỳ kheo còn ngơ ngáo
Bởi vậy người có trí
Hỷ túc với sàng toà
Ðây hạnh đáng yêu mến
Ðược Thế Tôn khen ngợi
73. xiii. Khổ hạnh ngồi được thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi sẽ không nằm" hoặc "Tôi giữ hạnh không nằm"
Hành giả có thể đứng hoặc đi bất cứ giờ nào trong đêm vì chỉ cấm nằm. Ðây là chỉ dẫn.
74. Có 3 cấp bực. Cấp 1 không được dùng 1 chỗ tựa lưng hay dây vải băng ngang người hoặc nịt lưng (phòng khi ngủ bị té). Cấp 2 được dùng bất cứ thứ nào trong 3 loại ấy. Cấp 3 được dùng 1 chỗ tựa, 1 băng vải, 1 nịt lưng, 1 gối dựa, 1 "cái 5 chân" và 1 "cái 7 chân". Cái 5 chân là dụng cụ gồm 4 chân và chỗ dựa lưng (ghế tựa). Cái 7 chân là dụng cụ gồm 4 chân, chỗ dựa lưng và 2 bên có chỗ tỳ cánh tay (ghế dựa). Cái 7 chân là dụng cụ gồm 4 chân, chỗ dựa lưng và 2 bên có chỗ ghế như vậy đã được chế cho trưởng lão Pìthàbhaya (Abhaya ngồi ghế). Vị này chứng quả Bất hoàn trước khi viên tịch. Khi 1 trong 3 hạng người ấy nằm thì khổ hạnh của họ bị phá.
75. Những lợi ích như sau: xiềng xích trói buộc tâm, như "Vị ấy say mê lạc thú nằm dài, nghỉ ngơi, biếng nhác," bị cắt đứt, dễ chú tâm vào đề mục thiền định, để tinh cần tinh tấn, phát triển hạnh tu.
76.
Ẩn sĩ ngồi kiết già
Bàn chân trên hai vế
Lưng thẳng ngồi bất động
Làm kinh động ác ma.
Không ưa thú nằm dài
Sa đoạ trong biếng lười
Tùy kheo ngồi an nghỉ
Sáng chói khổ hạnh lâm
Hỷ lạc siêu thế gian
Tuôn phát từ hạnh ấy
Người có trí do vậy
Yêu mến khổ hạnh ngồi.
Trên đây là luận về thọ giới, chỉ dẫn, cấp bực, sự vi phạm và những lợi lạc trong khổ hạnh ngồi.
77. Bây giờ, hãy luận về những điểm kế tiếp xem số 3, 4, 5, 6, 7.
78. Về phương diện Ba tánh: Tất cả khổ hạnh của hữu học, phàm phu và A-la-hán đều có thiện hay bất định, chứ không khổ hạnh nào bất thiện (bất định là trường hợp A-la-hán). Nhưng nếu có người bảo cũng có khổ hạnh bất thiện vì kinh nói: " Người có ác dục, làm mồi cho dục, trở thành một vị sống ở rừng" (A. iii, 219)... Thì nên trả lời: "Người nào có trú xứ trong rừng thì gọi là người ở rừng, nhưng vị ấy có thể là người có ác dục hay thiểu dục. Nhưng như đã nói (đoạn 11), những khổ hạnh ấy sở dĩ được gọi là đầu đà (dhuta) vì hành giả đã rũ sạch (dhuta) cấu uế bằng cách thọ trì một trong những khổ hạnh ấy. Không ai gọi là khổ hạnh vì người bất thiện có thể hành trì, mà đã bất thiện thì không thể rũ sạch được thứ gì để có thể gọi hạnh của kẻ đó làm là khổ hạnh. Và cái gì bất thiện thì không thể vừa rũ sạch lòng ham (y phục).... Vừa trở thành lối thực hành của đạo. Do đó, có thể bảo, không khổ hanh nào là bất thiện.
79. Những người cho rằng khổ hạnh là ở ngoài ba tánh (không thuộc thiện hay bất thiện hay bất định), thì không có khổ hạnh kể về ý nghĩa *. (ám chỉ những vị ở Abhayagiri tại Anuràdhapura. Họ cho rằng khổ hạnh là một khái niệm chỉ có danh tướng (nàma-pamatti), mà như vậy thì cũng không thể có nghĩa rũ sạch cấu uế hay khả tính về sự thọ trì, vì theo ý nghĩa tối hậu, chúng phi hữu, vì khái niệm tà phi hữu ). Do rũ sạch cái gì, mà một cái vốn phi hữu có thể được gọi là khổ hạnh? Vậy mà vẫn có câu "Bắt đầu thọ trì những khổ hạnh" (Vin. iii, 15) do đó thành mâu thuẫn.
Cho nên thuyết này (cho rằng khổ hạn không ở trong ba tánh) không thể chấp nhận.
80. 5. Kế tiếp, có sự phân biệt giữa ý nghĩa "người tu khổ hạnh", "người nói về khổ hạnh", "các pháp khổ hạnh", "các khổ hạnh", và hạng người nào cần thực hành khổ hạnh.
81. Người tu khổ hạnh là người đã rũ sạch cấu uế. Người giảng nói về khổ hạnh: có người tu khổ hạnh mà không giảng về khổ hạnh, có người giảng về khổ hạnh mà không phải là người tu khổ hạnh, có người không giảng cũng không tu, có người vừa giảng vừa tu.
82. Một người đã rũ sạch những cấu uế nào một khổ hạnh, nhưng không khuyên dạy kẻ khác thực hành khổ hạnh, là hạng thứ nhất, như trưởng lão Bakkula (Bạc câu la). Người bản thân chưa tẩy sạch những cấu uế, mà chỉ khuyên dạy kẻ khác tu khổ hạnh, là như trưởng lão Upananda. Người không tu khổ hạnh cũng không dạy khổ hạnh, như đại đức Làludàyin. Người vừa tu khổ hạnh vừa dạy tu khổ hạnh, như bậc tướng quân Chánh pháp là tôn giả Xá Lợi Phất.
83. Những pháp khổ hạnh: là 5 pháp câu hữu với khổ hạnh: ít muốn, biết đủ, viễn ly, độc cư, và cái có đư?c nhờ các thiện pháp ấy.
84. Ít muốn và biết đủ là vô tham. Ðộc cư và viễn ly là: viễn ly thuộc về vô tham, độc cư thuộc vô si: "Cái có được nhờ các thiên pháp ấy", là trí, cái trí nhờ đó một người thực hành khổ hạnh, và kiên trì trong các đức tính khổ h?nh (idamatthità: imenhi ku saladhammehiatthi: idam-athi). Ở đây, nhờ vô tham mà một người rũ bỏ tâm tham đối với những vật bị người rũ bỏ tâm tham đối với những vật bị cấm chỉ. Nhờ vô si, vị ấy rũ bỏ cái mặt nạ lừa dối khoác ở ngoài những vật ấy để che lấp sự nguy hiểm của chúng. Và nhờ vô tham, vị ấy rũ bỏ đam mê khoái lạc giác quan khi sử dụng những vật dụng hợp pháp. Nhờ vô si, vị ấy rũ bỏ sự say mê khổ hạnh khi thực hành khổ hạnh.
85. Những khổ hạnh là 13 hạnh đầu đà nói trên.
86. Hạng người nào trên tu khổ hạnh: Khổ hạnh thích hợp cho những cho những người nhiều tham và si. Vì sao? Vì việc tu khổ hạnh vừa là một tiến trình khó khăn, (xem Chương XXI, đoạn 117), vừa là một sự trú trong viễn ly: do khó tiến, mà tham giảm thiểu; do tinh cần trong viễn ly, si giảm thiểu. Hoặc hạnh ở rừng và ở gốc cây thích hợp cho người nhiều sân, vì sân giảm thiểu nơi một người ở những nơi không vướng vào xung đột.
87. 6-7. Theo nhóm và riêng biệt:
6. Theo nhóm, thì những khổ hạnh chỉ gồm có tám: ba chính và năm lẻ. Ba chính, là Khất từng nhà, nhất toạ thực, và ở ngoài trời. Hạnh khất thực từng nhà bao gồm trong hạnh nhất toạ thực. Và một người đã ở ngoài trời thì cần gì phải thọ giới ở gốc cây, hay giới nghỉ chỗ não cũng được? Bởi vậy, chỉ có ba khổ hạnh chính này, cùng với năm khổ hạnh riêng biệt là ở rừng, mặc y phấn tảo, hạnh ba y, hạnh ngồi và hạnh ở nghĩa địa làm thành tám khổ hạnh mà thôi.
88. Lại nữa, chúng gồm bốn, hai liên hệ y phục, năm liên hệ thực phẩm, năm liên hệ trú xứ, và 1 liên hệ đến sự tinh cần (khổ hạnh ngồi) . Lại nữa, các khổ hạnh rút lại chỉ gồm hai: 12 hạnh thuộc về trú sự, và một về tinh cần. Và gồm hai, xét theo cái gì nên tu tập cái gì không nên. Khi một người tu khổ hạnh thấy đề tài quán tưởng của mình được tiến bộ, thì nên tu khổ hạnh, nhưng nếu không tiến bộ mà còn thối, thì không nên tu. Khi vị ấy thấy dù khổ hạnh hay không thiền quán vẫn tiến bộ, thì nên tu khổ hạnh vì lòng thương tưởng đến hậu lai. Và khi vị ấy thấy, dù tu khổ hạnh hay không, đề tài thiền quán vẫn không tiến bộ, thì vị ấy vẫn nên tu khổ hạnh, để tạo một thói quen tốt cho tương lại. Do đó, mà nói tất cả khổ hạnh chỉ gồm hai thứ.
89. Và tất cả khổ hạnh đều thuộc một loại, là tư tâm sở. Vì chỉ có một khổ hạnh, đó là cái ý chí, chí nguyện thọ trì. Sớ giải nói: "Chính tư tâm sở gọi là khổ hạnh".
90. 7. Riêng biệt, thì có 13 khổ hạnh cho tỷ kheo, 8 cho tỷ kheo ni, 12 cho sa di, 7 cho sa di ni và tịnh nữ, 2 cho nam, nữ cư sĩ. Như vậy tất cả 42.
91. Nếu có một nghĩa địa ở khoảng trống phù hợp với khổ hạnh ở rừng, thì một tỷ kheo có thể đồng lúc thực hiện cả 13 khổ hanh. Nhưng 2 khổ hạnh ở rừng và không ăn tán thực thì Luật cấm các tỷ kheo ni thực hành. Và cũng khó cho những vị này thực hành 3 khổ hạnh ở giữa trời, ở gốc cây và ở nghĩa địa, vì tỷ kheo ni không được ở 1 mình không có bạn ở chung, mà thực khó tìm được 1 người đồng một khuynh hướng thích nơi như vậy và cho dù có 1 người thì hành giả cũng không thoát khỏi tinh trạng phải sống chung với 1 người khác. Bởi thế, việc tu khổ hạnh của họ không đi đến đâu. Do vậy, khổ hạnh dành cho tỷ kheo ni rút lại còn 8, vì một số khổ hạnh không thể áp dụng cho nữ.
92. Từ khổ hạnh ba y, 12 khổ hạnh kia dành cho sa di, 7 khổ hạnh (8 khổ hạnh dành cho sa-di ni và tịnh nữ). Hai khổ hạnh hợp nhất toạ thực và ăn bằng bát là đặc biệt thích hợp cho nam nữ cư sĩ. Với cách ấy, có hai loại khổ hạnh.
93. Ðến đây chấm dứt luận về những khổ hạnh được thọ trì để viên mãn các đức đặc biệt (ít muốn, biết đủ, v.v...) nhờ đó phát sinh thanh tịnh giới, như được tả trong thanh tịnh giới, như được tả trong thanh tịnh đạo, đạo lộ được chỉ rõ trong bài kệ "Người trú giới có trí..." dưới ba đề mục Giới, Ðịnh và Tuệ.
Chương này được soạn để làm hoan hỷ những người lành.