Đạo mẫu ở Việt Nam
(Ngô Đức Thịnh) Trong tín ngưỡng dân dã của người Việt và một số tộc người khác, tục thờ Nữ thần, thờ Mẫu và Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Đạo Mẫu) có vai trò và vị trí khá quan trọng, nó đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người, do vậy, nó phổ biến khá rộng khắp, từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi tới miền núi.
Từ Đạo Mẫu, ngoài những nghi lễ thờ cúng, nó còn sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa – nghệ thuật, tạo nên một thứ “văn hóa Đạo Mẫu”, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa độc đáo của dân tộc.
GS-TS Ngô Đức Thịnh
Sau đây, chúng tôi trình bày những nét rất cơ bản của thứ tôn giáo tín ngưỡng này với tên gọi chung là Đạo Mẫu.
Hãy lấy cuốn sách cổ “Hội chân biên”, in năm 1847 đời Thiệu Trị, do Thanh Hòa Tử tập hợp, thì trong 27 vị thần tiên có nguồn gốc thuần Việt, thì đã có 17 là Tiên nữ. Còn trong cuốn sách “Các Nữ thần Việt Nam” viết đời nay, thì đã tập hợp và giới thiệu bước đầu 75 vị Nữ thần tiêu biểu của nước ta. Trong sách: “Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam”, trong số 1000 di tích được giới thiệu thì đã có 250 di tích thờ cúng các nữ thần và danh nhân là nữ. Riêng xung quanh quần thể di tích Phủ Dầy thờ Mẫu Liễu, người ta cũng tìm thấy hơn 20 đền miếu thờ các nữ thần.
Trong vốn huyền thoại và truyền thuyết của Việt Nam, các vị nữ thần gần với việc tạo lập bản thể của vũ trụ, như Nữ thần Mặt Trời – Nữ thần Mặt Trăng, Bà Nữ Oa cùng ông Tử Tượng đội đá vá trời, đắp núi, khơi sông. Các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp (Tứ Pháp) cũng được thần thánh hóa và mang tính nữ. Các yếu tố mang tính bản thể vũ trụ, như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được gắn với các Bà: Bà Kim, Bà Mộc, Bà Thủy, Bà Hỏa…
Đến biểu tượng đất nước – quê hương – dân tộc cũng gắn với các Mẹ (Mẫu): Mẹ Âu Cơ của Lạc Việt, Mẹ Quê hương – xứ sở Pô Inh Nưga của người Chăm. Các Mẹ sản sinh ra các giá trị văn hóa: Mẹ Lúa, Mẹ Mía, Mẹ Lửa, các Mẹ là tổ sư các nghề: dệt, tằm tang, làm muối, nghề mộc, làm bánh, ca công… Rồi phụ nữ ra trận “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh’ đứng ra chấp chính quốc gia cũng trở thành các Nữ tướng – Nữ thần: Hai Bà Trưng, Triệu ẩu, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân, vợ ba Đề Thám. . .
Các vị nữ thần kể trên từ bao đời nay đã được nhân dân ta tôn làm Thần, Thánh, được Triều đình ban sắc phong là “Thượng đẳng thần”, là Thành hoàng của nhiều làng, trong đó Liễu Hạnh công chúa được dân gian tôn vinh là một trong “Tứ bất tử” của đất nước.
Mẫu Liễu Hạnh
Trong các huyền thoại và truyền thuyết kể trên, có những cái xuất phát từ những thực tế lịch sử, tuy nhiên, không ít trường hợp là kết quả của sự thêu dệt hoang đường, phi thực. Nhưng đó lại là thực tế hiển nhiên, đó là vai trò và vị trí hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thực tế này hoàn toàn có thể lý giải được trên cơ sở xem xét môi trường tự nhiên. đời sống sản xuất, chiến đấu, xã hội cổ truyền của người Việt và các dân tộc khác sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Trong hàng các nữ thần, một số vị được tôn vinh là Mẫu – Thánh Mẫu - Vương Mẫu - Quốc Mẫu… Như vậy, Mẫu là Nữ thần, nhưng không phải tất cả Nữ thần đều là Mẫu. Về mặt danh xưng “Mẫu’ là từ gốc Hán – Việt, còn thuần Việt là “Mẹ - Mà’. Mẹ, Mụ là danh xưng chỉ người phụ nữ đã sinh thành ra một người nào đó, là tiếng xưng hô thân thiết của con cái với người đã sinh hạ ra mình. Tuy nhiên, Mẹ, Mẫu còn bao hàm nghĩa rộng hơn mang tính tôn xưng, tôn vinh: Mẹ Âu Cơ Mẫu Liễu, “Mẫu nghi thiên hạ”. . .
Tuy chưa thống kê đầy đủ, nhưng cách tôn xưng là Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu, Vương Mẫu thường trên quan hệ tới các trường hợp sau:
- Các vị Thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu nhất là Mẫu Tam phủ
- Tứ phủ: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng thiên (có lúc đồng nhất với Mẫu Liễu), Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu), Mẫu Thiên Ya Na…
- Các Thái hậu (Mẹ vua), Hoàng hậu (vợ vua), Công chúa (con gái vua) có tài năng, công đức, khi mất hiển linh và được tôn xưng là Mẫu: Quốc Mẫu, Vương Mẫu, như Tống Hậu, Thái Hậu họ Đỗ tương truyền là mẹ Lý Thần Tông, ỷ Lan, con gái Vua Hùng Nghị Vương thờ ở đền Cao Mại (Vinh Phú), Ỷ Lan – Mẫu nghi thiên hạ.
- Các trường hợp khác cũng tôn xưng là Mẫu, Quốc Mẫu: Diệp Phu nhân – Quốc Mẫu – Thánh ân thờ ở đền Trần lên – Yên Bái. Thần núi Tam Đảo – Quốc Mẫu Sơn Thượng đẳng thần, Mẹ Thánh Gióng – Vương Mẫu. . .
Cùng hệ thống này ở miền Trung và nhất là Nam Bộ, một số nữ thần cũng được tôn vinh là Mẫu: Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen), “chúa” Bà Chúa Xứ (Núi Sam), Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Sắt… Như vậy các Mẫu – Thánh Mẫu vừa có nguồn gốc thiên thần, vừa có nguồn gốc nhân thần, là hình thức tín ngưỡng. “nâng cao”, “lên khuôn” từ cái nền thờ Nữ thần vốn rất phổ biến và cổ xưa của dân tộc ta.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ bước đầu đã chứa đựng ‘những nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất chia thành bốn miền do bốn vị Thánh Mẫu cai quản: Mẫu Thượng Thiên – Miền trời, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu) – Miền đất, Mẫu Thượng Ngàn – Miền đồi núi, Mẫu Thoải – Miền nước. Mẫu là một lực lượng sáng tạo và cai quản vũ trụ, đã hóa thân thành bốn, cai quản 4 miền của vũ trụ.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ bước dầu đã thể hiện một ý thức nhân sinh, - ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước, chứa đựng lòng yêu nước - một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hóa mà Mẫu là biểu tượng cao nhất.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ đã bước đầu hình thành một hệ thống thờ cúng trong các Đền, Phủ, những nghi lễ thờ cúng đã được chuẩn hóa, trong đó nghi lễ Hầu bóng (lên đồng) và lễ hội kháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” là một điển hình.
Trong quá trình biến đổi, phát triển từ thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ – Tứ phủ, chúng ta đặc biệt chú ý tới giai đoạn từ thế kỷ XVI trở đi – giai đoạn xuất hiện Mẫu Liễu – quan niệm dân gian thường coi Bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên, trở thành một vị thần chủ của Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ.
Tất nhiên, sự xuất hiện của vị Thánh Mẫu này ở vào khoảng thế kỷ XVI vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của thứ tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ trước, vừa phản ảnh khát vọng của quần chúng nhân dân thời Lê mạt, một xã hội buôn bán, nhất là buôn bán chợ quê phát triển, gắn với vai trò của người phụ nữ; xã hội rối loạn, nhân tâm ly tán, mà một trong biểu hiện của nó là các cuộc khởi nghĩa nông dân triền miên. Với vị Thần chủ này, Đạo Mẫu vốn là một tín ngưỡng gần với thiên nhiên, trời đất, nay được “đời thường hóa”, gắn liền và đáp ứng những khát vọng của con người, thân phận của con người nhất là người phụ nữ trong đời sống hàng ngày. tài lộc, chữa bệnh, ban phúc, giáng họa và chính từ đây, Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ có được bộ mặt mới, vừa rất dân tộc, rất truyền thống lại vừa rất cập thời, làm cho nó nhanh chóng phát triển, lan tỏa khắp mọi miền đất nước, theo gót người Việt tiền để “Mẫu hóa” các tín ngưỡng bản địa khác, vừa có cơ hội tập trung thành trung tâm thờ Mẫu lớn, như Phủ Dầy (Nam Định), Hòn Chén (Huê), Phủ Tây Hồ (Hà Nội).
Và cùng với sự xuất hiện vị thần chủ này, thì hệ thống điện thần, quan niệm nhân sinh và vũ trụ, đặc biệt là các nghi lễ – lễ hội càng thể hiện tính hệ thống hơn.
Tất nhiên, bên cạnh sự “lên khuôn”, hệ thống hóa nói trên, trong Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố tín ngưỡng, ma thuật, những sắc thái và biến dạng địa phương. . . khiến nhiều người mới bước vào tìm hiểu có cảm giác như lạc vào thế giới thần linh hỗn độn, phi hệ thống, tùy tiện.
Như vậy trên cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian, với những ảnh hưởng đạo giáo Trung Quốc đã hình thành và định hình Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Tam tòa Thánh Mẫu), một thứ Đạo giáo dân gian đặc thù của Việt Nam, và có thể gọi một cách ngắn gọn hơn và thực chất hơn – Đạo Mẫu.
Từ đây, chúng ta có thể đưa ra sơ đồ về Đạo Mẫu
(Ngô Đức Thịnh) Trong tín ngưỡng dân dã của người Việt và một số tộc người khác, tục thờ Nữ thần, thờ Mẫu và Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Đạo Mẫu) có vai trò và vị trí khá quan trọng, nó đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người, do vậy, nó phổ biến khá rộng khắp, từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi tới miền núi.
Từ Đạo Mẫu, ngoài những nghi lễ thờ cúng, nó còn sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa – nghệ thuật, tạo nên một thứ “văn hóa Đạo Mẫu”, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa độc đáo của dân tộc.
GS-TS Ngô Đức Thịnh
Sau đây, chúng tôi trình bày những nét rất cơ bản của thứ tôn giáo tín ngưỡng này với tên gọi chung là Đạo Mẫu.
- I. Từ Thờ Nữ Thần Đền Thờ Mẫu và Tam Tòa Thánh Mẫu (Đạo mẫu)
- 1. Từ thờ Nữ thần đến thờ Mẫu
Hãy lấy cuốn sách cổ “Hội chân biên”, in năm 1847 đời Thiệu Trị, do Thanh Hòa Tử tập hợp, thì trong 27 vị thần tiên có nguồn gốc thuần Việt, thì đã có 17 là Tiên nữ. Còn trong cuốn sách “Các Nữ thần Việt Nam” viết đời nay, thì đã tập hợp và giới thiệu bước đầu 75 vị Nữ thần tiêu biểu của nước ta. Trong sách: “Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam”, trong số 1000 di tích được giới thiệu thì đã có 250 di tích thờ cúng các nữ thần và danh nhân là nữ. Riêng xung quanh quần thể di tích Phủ Dầy thờ Mẫu Liễu, người ta cũng tìm thấy hơn 20 đền miếu thờ các nữ thần.
Trong vốn huyền thoại và truyền thuyết của Việt Nam, các vị nữ thần gần với việc tạo lập bản thể của vũ trụ, như Nữ thần Mặt Trời – Nữ thần Mặt Trăng, Bà Nữ Oa cùng ông Tử Tượng đội đá vá trời, đắp núi, khơi sông. Các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp (Tứ Pháp) cũng được thần thánh hóa và mang tính nữ. Các yếu tố mang tính bản thể vũ trụ, như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được gắn với các Bà: Bà Kim, Bà Mộc, Bà Thủy, Bà Hỏa…
Đến biểu tượng đất nước – quê hương – dân tộc cũng gắn với các Mẹ (Mẫu): Mẹ Âu Cơ của Lạc Việt, Mẹ Quê hương – xứ sở Pô Inh Nưga của người Chăm. Các Mẹ sản sinh ra các giá trị văn hóa: Mẹ Lúa, Mẹ Mía, Mẹ Lửa, các Mẹ là tổ sư các nghề: dệt, tằm tang, làm muối, nghề mộc, làm bánh, ca công… Rồi phụ nữ ra trận “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh’ đứng ra chấp chính quốc gia cũng trở thành các Nữ tướng – Nữ thần: Hai Bà Trưng, Triệu ẩu, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân, vợ ba Đề Thám. . .
Các vị nữ thần kể trên từ bao đời nay đã được nhân dân ta tôn làm Thần, Thánh, được Triều đình ban sắc phong là “Thượng đẳng thần”, là Thành hoàng của nhiều làng, trong đó Liễu Hạnh công chúa được dân gian tôn vinh là một trong “Tứ bất tử” của đất nước.
Mẫu Liễu Hạnh
Trong các huyền thoại và truyền thuyết kể trên, có những cái xuất phát từ những thực tế lịch sử, tuy nhiên, không ít trường hợp là kết quả của sự thêu dệt hoang đường, phi thực. Nhưng đó lại là thực tế hiển nhiên, đó là vai trò và vị trí hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thực tế này hoàn toàn có thể lý giải được trên cơ sở xem xét môi trường tự nhiên. đời sống sản xuất, chiến đấu, xã hội cổ truyền của người Việt và các dân tộc khác sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Trong hàng các nữ thần, một số vị được tôn vinh là Mẫu – Thánh Mẫu - Vương Mẫu - Quốc Mẫu… Như vậy, Mẫu là Nữ thần, nhưng không phải tất cả Nữ thần đều là Mẫu. Về mặt danh xưng “Mẫu’ là từ gốc Hán – Việt, còn thuần Việt là “Mẹ - Mà’. Mẹ, Mụ là danh xưng chỉ người phụ nữ đã sinh thành ra một người nào đó, là tiếng xưng hô thân thiết của con cái với người đã sinh hạ ra mình. Tuy nhiên, Mẹ, Mẫu còn bao hàm nghĩa rộng hơn mang tính tôn xưng, tôn vinh: Mẹ Âu Cơ Mẫu Liễu, “Mẫu nghi thiên hạ”. . .
Tuy chưa thống kê đầy đủ, nhưng cách tôn xưng là Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu, Vương Mẫu thường trên quan hệ tới các trường hợp sau:
- Các vị Thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu nhất là Mẫu Tam phủ
- Tứ phủ: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng thiên (có lúc đồng nhất với Mẫu Liễu), Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu), Mẫu Thiên Ya Na…
- Các Thái hậu (Mẹ vua), Hoàng hậu (vợ vua), Công chúa (con gái vua) có tài năng, công đức, khi mất hiển linh và được tôn xưng là Mẫu: Quốc Mẫu, Vương Mẫu, như Tống Hậu, Thái Hậu họ Đỗ tương truyền là mẹ Lý Thần Tông, ỷ Lan, con gái Vua Hùng Nghị Vương thờ ở đền Cao Mại (Vinh Phú), Ỷ Lan – Mẫu nghi thiên hạ.
- Các trường hợp khác cũng tôn xưng là Mẫu, Quốc Mẫu: Diệp Phu nhân – Quốc Mẫu – Thánh ân thờ ở đền Trần lên – Yên Bái. Thần núi Tam Đảo – Quốc Mẫu Sơn Thượng đẳng thần, Mẹ Thánh Gióng – Vương Mẫu. . .
Cùng hệ thống này ở miền Trung và nhất là Nam Bộ, một số nữ thần cũng được tôn vinh là Mẫu: Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen), “chúa” Bà Chúa Xứ (Núi Sam), Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Sắt… Như vậy các Mẫu – Thánh Mẫu vừa có nguồn gốc thiên thần, vừa có nguồn gốc nhân thần, là hình thức tín ngưỡng. “nâng cao”, “lên khuôn” từ cái nền thờ Nữ thần vốn rất phổ biến và cổ xưa của dân tộc ta.
- 2. Từ thờ mẫu đến Mẫu Tam phủ ‘ Tứ phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu)
- Không nên đồng nhất hoàn toàn giữa thờ Mẫu với Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu) mà từ thờ Nữ thần, thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ – Tứ phủ là bước phát triển về nhiều mặt. Tác nhân của sự phát triển ấy vừa có nhân tố nội sinh vừa có nhân tố ngoại sinh.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ bước đầu đã chứa đựng ‘những nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất chia thành bốn miền do bốn vị Thánh Mẫu cai quản: Mẫu Thượng Thiên – Miền trời, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu) – Miền đất, Mẫu Thượng Ngàn – Miền đồi núi, Mẫu Thoải – Miền nước. Mẫu là một lực lượng sáng tạo và cai quản vũ trụ, đã hóa thân thành bốn, cai quản 4 miền của vũ trụ.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ bước dầu đã thể hiện một ý thức nhân sinh, - ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước, chứa đựng lòng yêu nước - một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hóa mà Mẫu là biểu tượng cao nhất.
Mẫu Tam phủ – Tứ phủ đã bước đầu hình thành một hệ thống thờ cúng trong các Đền, Phủ, những nghi lễ thờ cúng đã được chuẩn hóa, trong đó nghi lễ Hầu bóng (lên đồng) và lễ hội kháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” là một điển hình.
Trong quá trình biến đổi, phát triển từ thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ – Tứ phủ, chúng ta đặc biệt chú ý tới giai đoạn từ thế kỷ XVI trở đi – giai đoạn xuất hiện Mẫu Liễu – quan niệm dân gian thường coi Bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên, trở thành một vị thần chủ của Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ.
Tất nhiên, sự xuất hiện của vị Thánh Mẫu này ở vào khoảng thế kỷ XVI vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của thứ tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ trước, vừa phản ảnh khát vọng của quần chúng nhân dân thời Lê mạt, một xã hội buôn bán, nhất là buôn bán chợ quê phát triển, gắn với vai trò của người phụ nữ; xã hội rối loạn, nhân tâm ly tán, mà một trong biểu hiện của nó là các cuộc khởi nghĩa nông dân triền miên. Với vị Thần chủ này, Đạo Mẫu vốn là một tín ngưỡng gần với thiên nhiên, trời đất, nay được “đời thường hóa”, gắn liền và đáp ứng những khát vọng của con người, thân phận của con người nhất là người phụ nữ trong đời sống hàng ngày. tài lộc, chữa bệnh, ban phúc, giáng họa và chính từ đây, Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ có được bộ mặt mới, vừa rất dân tộc, rất truyền thống lại vừa rất cập thời, làm cho nó nhanh chóng phát triển, lan tỏa khắp mọi miền đất nước, theo gót người Việt tiền để “Mẫu hóa” các tín ngưỡng bản địa khác, vừa có cơ hội tập trung thành trung tâm thờ Mẫu lớn, như Phủ Dầy (Nam Định), Hòn Chén (Huê), Phủ Tây Hồ (Hà Nội).
Và cùng với sự xuất hiện vị thần chủ này, thì hệ thống điện thần, quan niệm nhân sinh và vũ trụ, đặc biệt là các nghi lễ – lễ hội càng thể hiện tính hệ thống hơn.
Tất nhiên, bên cạnh sự “lên khuôn”, hệ thống hóa nói trên, trong Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố tín ngưỡng, ma thuật, những sắc thái và biến dạng địa phương. . . khiến nhiều người mới bước vào tìm hiểu có cảm giác như lạc vào thế giới thần linh hỗn độn, phi hệ thống, tùy tiện.
- Để từ tục thờ Nữ thần, Mẫu thần phát triển lên thành Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ thì ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc có vai trò quan trọng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Đạo giáo Trung Quốc du nhập vào nước ta khá sớm, ít nhất là từ thời Bắc thuộc. Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần thì Lão giáo là một trong “Tam giáo đồng nguyên”. Nhà vua đã từng đứng ra phong cho các đạo sĩ, trong các trường thi cũng có các đề nói về Đạo giáo, nhiều người trong Hoàng tộc cũng là Đạo sĩ. Lý thuyết Lão gia đã ăn sâu vào ý thức của nhiều trí thức đương thời, nhiều phương thuật, ma thuật của Đạo Lão lan truyền trong nhân dân. Đến đời Lê Nho giáo thịnh hành, Lão giáo không được coi trọng, nhưng triết lý cũng như pháp thuật của nó không phải không lưu hành rộng rãi. Điển hình là việc vua Lê Thần Tông cho phép Trần Lộc lập ra Nội Đạo Tràng.
Như vậy trên cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian, với những ảnh hưởng đạo giáo Trung Quốc đã hình thành và định hình Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Tam tòa Thánh Mẫu), một thứ Đạo giáo dân gian đặc thù của Việt Nam, và có thể gọi một cách ngắn gọn hơn và thực chất hơn – Đạo Mẫu.
Từ đây, chúng ta có thể đưa ra sơ đồ về Đạo Mẫu
Cảm Tri Học Thuật Chuyên Tinh
Ứng Biến Huyền Cơ Ảo Diệu
Um Many Padme Hum, Um Many Padme Hum, Um Many Padme Hum.
Ứng Biến Huyền Cơ Ảo Diệu
Um Many Padme Hum, Um Many Padme Hum, Um Many Padme Hum.
#2
Cập nhật lúc 02 Tháng hai 2012 - 08:23 AM
Lên đồng
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đồng)… Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh Trần mang tính saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ)như đi trên than hồng, xiên lình(dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên qua hai má và xuyên qua quả cau trong miệng thanh đồng), ăn lửa,lên đai (1 hình thức thắt cổ,có người được gọi là sát căn,có khi lên 3 đai)…
Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng ,Thanh Đồng là nam giới và được gọi là “cậu” ,nữ giới được gọi là “Cô hoặc Bà Đồng”. “Cậu” thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng ) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt…Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều “giá”. Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên “cậu” một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một “giá” mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng… sao cho tương xứng với “giá” này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa..Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của “giá”. “Giá” quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không,múa cờ ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa ,múa khăn lụa ,múa đàn , múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân … Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.
Một buổi lên đồng
Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát.Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người dứng xem xung quanh nhặt lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống…Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là noi hay tổ chức lên đồng nhiều nhất.
Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là “Cung văn”) sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước…Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát “cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng” là để chỉ sự này.
Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có nghi thức giao tiếp với thần linh như tín ngưỡng Mỡi của người Mường, tín ngưỡng Then của người Tày, Nùng. Tuy nhiên, khác với nghi thức lên đồng của người Việt, sự giao tiếp với thần linh ở Mỡi và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là các ông Mỡi, bà Then có khả năng thoát hồn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin thần linh phù hộ cho dân chúng.
Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu… Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.
Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng bị chính quyền xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm của các học giả đã được xuất bản.
Tú Xương đã viết 1 bài thơ “Lên đồng” :
Khen ai khéo vẽ sự lên đồng
Một lúc lên ngay sáu bảy ông
Sát quỉ, ông dùng thanh kiếm …gỗ,
Ra oai, bà giắt cái …khăn hồng.
Cô giương tay ấn, tan tành núi,
Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.
Đồng giỏi sao đồng không giúp nước ?
Hay là đồng sợ súng thần công ?
Phản hồi bài thơ của Tú Xương :
Chẳng ai vẽ được sự lên đồng
Năm tòa Quan Lớn gọi Tôn Ông
Sát quỉ, Tôn Ông dùng thanh kiếm Thánh
Ra oai, Chầu Bà Chiếu Hào Quang.
Cô giương tay ấn, ban Gia lộc ,
Cậu chỉ ngọn cờ trăm nhà vui .
Đồng giỏi nhưng không thể giúp nước ?
Vì Đồng còn dở việc cứu dân!!
gửi cụ Tú Xương
Thiên sinh tạo hoá phép ảnh đồng
Hội đồng quan lớn hiệu tôn ông
sát quỷ hô thần thanh kiếm thánh
ra uy tạo gió phép hô phong
Cô ra tay cứu bao người sống
cậu ứng phép thần đục hoá trong
ai bảo là đồng ko giúp nước
âm phù dương trợ chẳng kể công
bao đời nay.quyền trời phép thánh quyền sơn lâm phép sơn trang cứu nhân độ thế âm phù dương trợ bao triều đại dc gia phong gia tặng uy nghiêm tôn kính trong cách mạng các đền phủ ko chỉ là nơi hương khói phụng sự mà nhiều nơi là căn cứ cách mạng nơi cứu dân đọ thế
“ai bảo là đồng ko giúp
âm phù dương trợ chẳng kể công”
Nhập đồng...hút thuốc
Lên đồng là một nét đẹp trong văn hóa dân gian của dân tộc việt chúng ta cần bảo tồn và phát triển đấu tranh với những hành vi lợi dụng văn hóa hầu đồng để hành nghề mê tín dị đoan. trong nhiều năm trở lại đây đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách về phát triển văn hóa đặc biệt từ khi có ánh sáng của NQTW5 khóa VIII vè phát triển nền văn hóa trong tình hình mới thì thật sự công tác văn hóa ngày thêm rộng mở và đwowcj phát triển bên cạnh quan họ bắc ninh, hát xầm, hát ả đào . . . thì Hầu đồng đã đwowcj quan tam. mà gần đây nhất là lễ hội hầu đồng đã được bộ Văn hóa TD TT và UBND tình Hà Nam tổ chức tại Đền Lảnh – Duy Tiên – Hà Nam.
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đồng)… Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh Trần mang tính saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ)như đi trên than hồng, xiên lình(dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên qua hai má và xuyên qua quả cau trong miệng thanh đồng), ăn lửa,lên đai (1 hình thức thắt cổ,có người được gọi là sát căn,có khi lên 3 đai)…
Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng ,Thanh Đồng là nam giới và được gọi là “cậu” ,nữ giới được gọi là “Cô hoặc Bà Đồng”. “Cậu” thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng ) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt…Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều “giá”. Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên “cậu” một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một “giá” mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng… sao cho tương xứng với “giá” này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa..Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của “giá”. “Giá” quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không,múa cờ ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa ,múa khăn lụa ,múa đàn , múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân … Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.
Một buổi lên đồng
Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát.Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người dứng xem xung quanh nhặt lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống…Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là noi hay tổ chức lên đồng nhiều nhất.
Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là “Cung văn”) sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước…Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát “cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng” là để chỉ sự này.
Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có nghi thức giao tiếp với thần linh như tín ngưỡng Mỡi của người Mường, tín ngưỡng Then của người Tày, Nùng. Tuy nhiên, khác với nghi thức lên đồng của người Việt, sự giao tiếp với thần linh ở Mỡi và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là các ông Mỡi, bà Then có khả năng thoát hồn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin thần linh phù hộ cho dân chúng.
Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu… Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.
Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng bị chính quyền xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm của các học giả đã được xuất bản.
Tú Xương đã viết 1 bài thơ “Lên đồng” :
Khen ai khéo vẽ sự lên đồng
Một lúc lên ngay sáu bảy ông
Sát quỉ, ông dùng thanh kiếm …gỗ,
Ra oai, bà giắt cái …khăn hồng.
Cô giương tay ấn, tan tành núi,
Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.
Đồng giỏi sao đồng không giúp nước ?
Hay là đồng sợ súng thần công ?
Phản hồi bài thơ của Tú Xương :
Chẳng ai vẽ được sự lên đồng
Năm tòa Quan Lớn gọi Tôn Ông
Sát quỉ, Tôn Ông dùng thanh kiếm Thánh
Ra oai, Chầu Bà Chiếu Hào Quang.
Cô giương tay ấn, ban Gia lộc ,
Cậu chỉ ngọn cờ trăm nhà vui .
Đồng giỏi nhưng không thể giúp nước ?
Vì Đồng còn dở việc cứu dân!!
gửi cụ Tú Xương
Thiên sinh tạo hoá phép ảnh đồng
Hội đồng quan lớn hiệu tôn ông
sát quỷ hô thần thanh kiếm thánh
ra uy tạo gió phép hô phong
Cô ra tay cứu bao người sống
cậu ứng phép thần đục hoá trong
ai bảo là đồng ko giúp nước
âm phù dương trợ chẳng kể công
bao đời nay.quyền trời phép thánh quyền sơn lâm phép sơn trang cứu nhân độ thế âm phù dương trợ bao triều đại dc gia phong gia tặng uy nghiêm tôn kính trong cách mạng các đền phủ ko chỉ là nơi hương khói phụng sự mà nhiều nơi là căn cứ cách mạng nơi cứu dân đọ thế
“ai bảo là đồng ko giúp
âm phù dương trợ chẳng kể công”
Nhập đồng...hút thuốc
Lên đồng là một nét đẹp trong văn hóa dân gian của dân tộc việt chúng ta cần bảo tồn và phát triển đấu tranh với những hành vi lợi dụng văn hóa hầu đồng để hành nghề mê tín dị đoan. trong nhiều năm trở lại đây đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách về phát triển văn hóa đặc biệt từ khi có ánh sáng của NQTW5 khóa VIII vè phát triển nền văn hóa trong tình hình mới thì thật sự công tác văn hóa ngày thêm rộng mở và đwowcj phát triển bên cạnh quan họ bắc ninh, hát xầm, hát ả đào . . . thì Hầu đồng đã đwowcj quan tam. mà gần đây nhất là lễ hội hầu đồng đã được bộ Văn hóa TD TT và UBND tình Hà Nam tổ chức tại Đền Lảnh – Duy Tiên – Hà Nam.
Cảm Tri Học Thuật Chuyên Tinh
Ứng Biến Huyền Cơ Ảo Diệu
Um Many Padme Hum, Um Many Padme Hum, Um Many Padme Hum.
Ứng Biến Huyền Cơ Ảo Diệu
Um Many Padme Hum, Um Many Padme Hum, Um Many Padme Hum.
#3
Cập nhật lúc 03 Tháng hai 2012 - 03:12 PM
Quote
- Để từ tục thờ Nữ thần, Mẫu thần phát triển lên thành Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ thì ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc có vai trò quan trọng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Đạo giáo Trung Quốc du nhập vào nước ta khá sớm, ít nhất là từ thời Bắc thuộc. Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần thì Lão giáo là một trong “Tam giáo đồng nguyên”. Nhà vua đã từng đứng ra phong cho các đạo sĩ, trong các trường thi cũng có các đề nói về Đạo giáo, nhiều người trong Hoàng tộc cũng là Đạo sĩ. Lý thuyết Lão gia đã ăn sâu vào ý thức của nhiều trí thức đương thời, nhiều phương thuật, ma thuật của Đạo Lão lan truyền trong nhân dân. Đến đời Lê Nho giáo thịnh hành, Lão giáo không được coi trọng, nhưng triết lý cũng như pháp thuật của nó không phải không lưu hành rộng rãi. Điển hình là việc vua Lê Thần Tông cho phép Trần Lộc lập ra Nội Đạo Tràng.
Như vậy trên cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian, với những ảnh hưởng đạo giáo Trung Quốc đã hình thành và định hình Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Tam tòa Thánh Mẫu), một thứ Đạo giáo dân gian đặc thù của Việt Nam, và có thể gọi một cách ngắn gọn hơn và thực chất hơn – Đạo Mẫu.
Tiến sĩ giáo sư gì mà quan niệm thật sai lầm.
Đạo Giáo là đạo Việt Nam chính gốc. Đền thờ Ngọc Hoàng thượng đế bằng đá ở Hưng Yên có cách đây trên 2200 năm, tức là trước cả thời Bắc thuộc:
http://www.anninhthu...ang/370317.antd
Mẫu Thoải hay Mẫu Thủy là vợ của Kinh Dương Vương, con gái Thần Long Động Đình, có cách đây trên cả 4000 năm.
Các vị mẫu khác (Mẫu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn) cũng đều là con vua Bát Hải Động Đình hay vua Biển Đông từ thời Kinh Dương Vương...
Chỉ có thể nói ngược lại: đạo Giáo từ Việt nam đã lan sang "lãnh thổ" Trung Quốc.
#4
Cập nhật lúc 07 Tháng hai 2012 - 08:03 AM
Đây cũng là một cách hiểu về tín ngưỡng của Việt Nam :
Nói như ông này thì trước thế kỷ XVI dân ta không có đạo mẫu sao ?
Đi lễ chùa, người Việt không hiểu gì về đạo Phật
- Đến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
Chen chân lên chùa cầu phúc, cầu an
Những hình ảnh nhức nhối nơi cửa Phật
Đền Trần 2012: Trả lại giá trị thật cho lá Ấn
Ngỡ ngàng đêm khai Ấn đền Trần bình yên
Mang tiền thật vay tiền ảo ở Đền Bà Chúa Kho
Nam Định, Thái Bình “tranh nhau” lễ hội Đền Trần?
Trước những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi, mê muội cầu tài lộc, chen lấn xô đẩy… tạo nên những hình ảnh xấu trong các mùa lễ hội. Vietnamnet có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) để làm rõ nguyên nhân và các yếu tố gây nên các hiện tượng xấu đáng báo động trong các mùa du lịch văn hóa tâm linh.
Đức Phật là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần!
- Phật Giáo tại Việt Nam đang được người Việt nhận thức thế thế nào thưa ông?
- Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà có thêm từ một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau. Nhưng nguy hại, trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản.
Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền)
- Vậy Phật Giáo ở Việt Nam bị hiểu sai như thế nào?
Đó là ở sự nhật thức đứng đắn về Đức Phật. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.
- Người đến cửa Phật mới chính là người quyết định cuộc sống cho mình, xin ông làm rõ ý này ?
Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi sướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.
Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.
Đến Chùa không phải để cầu xin may mắn và tài lộc liệu có đúng với tinh thần Phật Giáo?
- Nguyên nhân do đâu khiến nhiều người Việt Nam lại có sự nhận thức sai về Phật Giáo như vậy, theo ông?
Xưa kia, vì Việt Nam là một nước nông nghiệp nên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối rất nhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Thời đó với trình độ nhận thức hạn hẹp đã cho rằng “Vạn vật hữu linh” tức là mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nào đó. Chính vì vậy khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình, dẫn đến Phật Giáo đã giảm bớt tính hàn lâm và tự biện vốn có của nó.
Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gay ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh.
Cùng thờ một đức phật, có chùa lại thiêng hơn?
-Ông giải thích sao về hiện tượng một vài ngôi chùa cứ đến mùng 1 hoặc ngày rằm ùn ùn người dân đổ về cúng lễ?
Đó cũng là sự hiểu sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó. Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.
Cùng là thờ Phật, có chùa lại thiêng hơn...? (Ảnh: Khôi Ngô)
- Là một người nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật của người dân?
Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa Đức Phật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.
Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùng với Phật.
Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…
Để hiểu rõ hơn về các nghi thức cũng như nguồn gốc về các nghi thức khi tới cửa Phật làm sao cho đúng, xin mời độc giả xem tiếp kì sau: Đến chùa thắp mấy nén hương, dâng lễ gì cho đúng?
Hoàng Nguyên (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét